SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8
- Mã tài liệu: BM8097 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 961 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Chương Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Chương Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phát hiện học sinh giỏi môn Ngữ văn và xác định tư tưởng cho học sinh:
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản
2.3.3.Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài
2.3.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
2.3.6. Kết hợp tập làm văn với việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt .
2.3.7. Tổ chức cho học sinh đọc bài và tự nhận xét bài làm của nhau
2.3.8. Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc
Mô tả sản phẩm
1-Mở đầu:
1.1.Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Đối với việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa, sự cấp thiết của việc nâng cao chất lượng và số lượng giải qua các năm đã đặt lên vai các nhà giáo tham gia ôn luyện đội tuyển những trọng trách, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới hoạt động dạy và học. Hiện nay, khái niệm năng lực đã được sử dụng và nhắc đến khá phổ biến ở tất cả các nội dung, quy trình của đổi mới giáo dục. Phát triển năng lực cũng là một đòi hỏi đầu tiên, tất yếu đối với quy trình ôn luyện đội tuyển HSG, trong đó có môn Ngữ văn.
Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh.Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ lúc còn thơ qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ … Qua các loại hình nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh THCS nói chung và HSG văn nói riêng không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội – lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh và là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Muốn làm được điều đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà, cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng mũi nhọn cụ thể là công tác bồi dưỡng HSG.
Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được kết quả cao? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS, nhất là GV dạy khối 8- năm tiền đề của khối 9. Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự hết sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn với học sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp. Những năm học trước đây, tôi được phân công bồi dưỡng đội tuyển văn khối 8, bản thân tôi nhận thấy được những khó khăn thử thách đó trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc hơn về năng lực cảm thụ của học sinh nhằm phát hiện và tìm nguồn nhân lực cho đội tuyển để định hướng bồi dưỡng một cách có hệ thống.
Nhìn chung, bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là trình bày một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8. Tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở khối 8.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học tập và rèn luyện của học sinh , nhiều năm qua bản thân luôn phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong đó công tác nâng cao chất lượng học sinh giỏi rất được nhà trường chú trọng, nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình.
Hơn nữa, nh chóng ta ®· biÕt “v¨n häc lµ nh©n häc”, “v¨n häc lµ nghÖ thuËt cña ng«n tõ”.Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc phản ánh.Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là thứ vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Goóc- Ki nói : ”Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý”.Văn học “Chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mỹ. ChÝnh v× vËy viÖc häc v¨n kh«ng ph¶i lµ ®¬n gi¶n, h¬n n÷a trong thêi ®¹i hiÖn nay, m«n ng÷ v¨n kh«ng cßn lµ “®iÓm ®Õn” hÊp dÉn víi c¸c em häc sinh nh c¸c m«n To¸n, Lý, Ho¸, Anh… mÆc dï ®ã lµ mét trong hai m«n chÝnh chiÕm sè lîng tiÕt kh«ng nhá. Cã nhiÒu häc sinh rÊt ng¹i häc m«n V¨n bëi lý do lµ V¨n viÕt dµi, khã häc, khã thuéc.
Đối với môn Ngữ văn, khái niệm này cũng được bàn đến nhưng nội hàm của khái niệm đến nay vẫn còn chưa có sự thống nhất, đặc biệt là mối quan hệ giữa phát triển năng lực và phát triển kiến thức, kĩ năng. Vậy bản chất thực sự của phát triển năng lực học sinh giỏi môn Ngữ văn là gì? Điều này sẽ được làm rõ hơn qua đề tài: một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh khối 8 trường THCS Đông Thọ-Thành phố Thanh Hóa.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Những nội dung ôn luyện chính mà giáo viên hướng đến trong giai đoạn này là: tiếp tục trang bị kiến thức, dạy kĩ năng, bồi dưỡng toàn diện. Để việc ôn luyện hiệu quả, mỗi ngày học sinh phải làm việc ít nhất 2 buổi, giáo viên thực hiện công việc đan xen và gối liên tiếp các nội dung.
Nội dung chính của sáng kiến được trình bày thành hai phần lớn. Phần một so sánh việc ôn luyện đội tuyển HSG môn Ngữ văn theo định hướng phát triển kiến thức, kĩ năng với ôn luyện đội tuyển HSG môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, chỉ ra mối quan hệ cơ bản giữa hai hướng dạy. Phần hai trình bày những giải pháp cụ thể của nội dung bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực.
Trước hết, giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản, có những biện pháp cụ thể và hình thức bồi dưỡng phù hợp thì việc bồi dưỡng mới có kết quả. Sau đây là những phương pháp mà tôi đã thực hiện và đúc rút được qua từng năm học về công tác này:
– Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng, đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa được có ý thức học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.
– Tránh các khuynh hướng: ”Thành tích chủ nghĩa’’, ”Tính thời vụ’’, việc bồi dưỡng HSG nhất là HS lớp 8 phải diễn ra liên tục và thường xuyên với lí do đây là năm tiền đề, dự nguồn cho khối lớp 9.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]