SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm khối 2
- Mã tài liệu: BM0026 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1068 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm khối 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Thành lập ban hội đồng tự quản
– Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban hội đồng tự quản
– Rèn tốt các hoạt động
Mô tả sản phẩm
I. Mở đầu
1. Lí do đề tài .
Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất. Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Để làm được việc này là nhờ phần lớn ở người thầy mà người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện.
Hưởng ứng phong trào vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT đã phát động. Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, các đơn vị trường học trong Tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng đã và đang thực hiện tốt cuộc vận động này và đang được tất cả cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đều đồng tình và hưởng ứng tích cực.
Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản lí lớp học, nhất là bậc Tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “ sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em, từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp lớn hơn nhiều so với chức năng của người giáo viên giảng dạy bộ môn. Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là trường Tiểu học Hoằng Quang-thành phố Thanh Hóa. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp.
Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm nên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2. Tôi mong muốn rèn cho học sinh của lớp mình có nề nếp tốt để học tập tốt hơn. Dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người hữu ích cho xã hội và đạt kết quả cao trong học tập.
2. Mục đích nghiên cứu .
Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là việc rất nặng nề và cũng rất khó khăn đối với giáo viên.
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn mong muốn tập thể lớp mình phụ trách đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc và đạt kết quả cao trong học tập. Trong nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp và áp dụng trong năm học ………đạt kết quả. Tôi xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo, góp ý để sáng kiến hoàn thiện hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Hoằng Quang – thành phố Thanh Hóa.
4.Phương pháp nghiên cứu.
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp,…
– Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức thực hiện mọi quá trình giáo dục. Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có năng lực chuyên môn, có uy tín với học sinh và phụ huynh học sinh.
– Bản thân giáo viên phải nắm bắt được chủ trương đổi mới của sự nghiệp giáo dục là phải đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với thời đại. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải có tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Có lí tưởng nghề nghiệp, có kiến thức về khoa học giáo dục, biết tôn trọng, yêu thương học sinh, đối xử công bằng, có ý thức trách nhiệm cao, tận tụy sáng tạo trong lao động, có tinh thần khắc phục khó khăn, là một tấm gương sáng về nếp sống cho học sinh noi theo.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lí của hiệu trưởng đối với lớp chủ nhiệm và các thành viên trong lớp. Vì bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, cùng với gia đình, mỗi giáo viên có một trọng trách cao cả là: “Dạy các em làm người”. Bởi vậy mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên – học sinh – gia đình – nhà trường thực sự cần thiết. Đó là nơi tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện về tri thức và nhân cách. Năm học ………tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B có 33 học sinh, trong đó có 18 em nữ và 15 em nam.
– Nhận thức của các em:
Có 4 em nói ngọng (Tá, An Như, Long, Hoàng).
Có 4 em phát âm ngọng l/n, thanh hỏi ngã (Đại, Hưng, Tá, Thanh).
– Tính cách:
Có 4 em hay nghịch ngợm khó bảo, chưa lễ phép (Tuấn Anh, Minh Anh, Hưng, Hoàng), có 4 em quá nhút nhát (Đại, Tá, Đào, Long), còn lại các em đều ngoan và lễ phép.
– Địa bàn sinh hoạt: Chủ yếu tập trung ở thôn 7,8,9,10 .
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong hai công tác vô cùng quan trọng của người giáo viên, điều này càng quan trọng hơn khi toàn ngành đã và đang tích cực hưởng ứng phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Để lớp chủ nhiệm của mình nói riêng, học sinh trường Tiểu học Hoằng Quang nói chung thực sự thân thiện, thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã có định hướng cụ thể cho công việc của mình. Để các em xích lại gần nhau hơn, để xây dựng được một tập thể lớp học đoàn kết, thân thiện, tôi đặc biệt chú trọng đến các công việc sau:
3.1. Thành lập ban hội đồng tự quản:
Thông qua việc thành lập hội đồng tự quản, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi tôi đã rèn cho các em kỹ năng tổ chức các hoạt động đặc biệt là kỹ năng hợp tác của các thành viên trong nhóm.
Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức khác. Bởi vậy ngay từ thềm năm học:
– Tôi đã thông báo tới phụ huynh để họ có tinh thần ủng hộ, giúp ngày bầu cử được nhanh chóng và hiệu quả.
– Tôi cùng HS trao đổi và thống nhất kế hoạch bầu cử. Tôi tạo cơ hội để HS tham gia ý kiến về kế hoạch này.
– Tôi cùng HS thảo luận về cơ cấu của HĐTQ.
Trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong HĐTQ dưới sự định hướng của giáo viên.
– Trong quá trình thành lập HĐTQ, tôi tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện HS mạnh dạn, dám nói trước đám đông.
– Trong lễ bầu cử, tôi dành phần dẫn dắt buỗi lễ cho một HS dưới sự hỗ trợ của GV.
– Sau khi bầu được CT và PCT HĐTQ Tiếp tục Thành lập các ban chuyên trách. Tôi khuyến khích tất cả HS trong lớp cùng tham gia, mỗi HS tham gia ít nhất một ban. Tôi giành thời gian để tìm hiểu sở thích, nguyện vọng của em đó để tư vấn, định hướng đúng. Hoặc tôi nhờ tới sự giúp đỡ của phụ huynh và các bạn học.
3.2. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban hội đồng tự quản:
Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ về nhiệm vụ cụ thể của từng ban.
Ví dụ : CTHĐTQ cần phải làm những việc như: Vào đầu và cuối mỗi tiết học hoặc khi có khách tới CTHĐTQ biết mời các bạn đứng lên chào.
Vào đầu mỗi buổi học, CTHĐTQ nhắc nhở các bạn thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh, đánh dấu vào bảng chuyên cần; nhắc các trưởng ban thực hiện nhiêm vụ của mình. Đặc biệt là các thành viên trong Ban sức khỏe- vệ sinh.
* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ.
Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong.
Muốn làm tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập thường ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em.
Ví dụ: Bài 29 B: Làm gì để chăm sóc cây? ( Tài liệu Tiếng Việt 3 tập 2B)
HĐ2 (làm việc nhóm – làm việc cả lớp): Chơi đóng vai thể hiện lại đoạn 2 và 3 trong câu chuyện Những quả đào .
Trưởng Ban học tập lên điểu khiển các bạn đóng vai các nhân vật trong truyện
Ông lão, ông chủ quán và Mồ Côi.
Sau đó, các bạn dưới lớp nhận xét và bạn trưởng ban học tập là người nhận xét cuối cùng.
Trong mỗi tiết học, tôi luôn tạo điều kiện cho các em trong ban học tập phát huy hết năng lực của mình bằng cách. Tạo cho các em kỹ năng điều khiển các hoạt động trong từng tiết học, buổi học. Cụ thể: Thi đọc giữa các nhóm, sửa bài tập…
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp.
* Ban Quyền lợi của học sinh: Theo dõi và đảm bảo quyền lợi cho cá nhân và tập thể lớp.
* Ban văn nghệ : Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ.
Ví dụ: Sau khi học xong Bài 31B ( tài liệu Tiếng Việt 2 tập 2B): Ban văn nghệ có thể tổ chức cho các bạn chơi trò chơi Tìm từ nhanh để tìm từ chỉngữ ca ngợi Bác Hồ hoặc có thể chơi các trò chơi khác do các em sáng tạo hay nhờ sự tư vấn của phụ huynh.
Tôi luôn hướng dẫn cho các em trong Ban văn nghệ những bài hát, những trò chơi tập thể như: cái trống, đếm sao, cá bơi, giành ghế số 1, tôi là vua, tôi bảo…vừa phù hợp với chủ điểm vừa tạo không khí vui vẻ, vừa tạo hứng thú cho
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]