SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 5
- Mã tài liệu: BM0112 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 894 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 5“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng nề nếp lớp học
2. Xây dựng lớp học thân thiện
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 6 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng về năng lực và phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; nề nếp của lớp này lại tốt hơn lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên ở các lớp dưới đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bọc bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, năng lực cũng như phẩm chất của học sinh và mọi nề nếp của lớp luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 5”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với 3 nội dung cơ bản sau đây:
1. Xây dựng nề nếp lớp học.
2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp thực hành
3. Phương pháp trải nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế trường tiểu học, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh lớp 5, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Thực trạng: Năm học ………… , tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5B. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a, Thuận lợi:
+ Về phía nhà trường: Ban giám Hiệu nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp nên đã được đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng được trường lớp khang trang, xanh, sạch, đẹp. Trong các phòng học có đầy đủ bàn ghế, điện sáng, quạt mát và được trang bị các thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy tính, loa, mạng In – tơ – nét… . Tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tạo nên môi trường học tập thân thiện với học sinh là động lực giúp học sinh tích cực học tập.
+ Về phía giáo viên: Tôi đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, có tinh thần trách nhiệm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Về học sinh: Một số học sinh ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. Một số phụ huynh quan tâm đế việc học tập của con em.
b, Khó khăn:
+ Về phía nhà trường: Trường Tiểu học Đông sơn, vài năm gần đây lại thiếu giáo viên đứng lớp do có giáo viên ốm đau dài ngày. Vì vậy, một số lớp không có giáo viên chủ nhiệm ổn định dẫn đến nề nếp và chất lượng về năng lực và phẩm chất của lớp có phần hạn chế. mà lớp của tôi hiện đang chủ nhiệm cách đây vài năm (năm lớp 2) cũng là lớp thiếu giáo viên chủ nhiệm, chỉ có giáo viên dạy thay. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nề nếp của lớp.
+ Về phía học sinh: Lớp 5B năm học ………… , có tổng số 36 học sinh. Trong đó có 16 em nữ và 20 em nam. Một số em nữ thường chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 6 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học tiếp thu bài rất chậm; có 10 em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhờ nhà ông bà nội (ngoại) nên các điều kiện chăm sóc sức khoẻ cũng như học hành của những em này có phần hạn chế; có một em mồ côi cả cha lẫn mẹ và nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên sách vở, quên bút,…Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau đầu.
Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Qua thực tế khảo sát đầu năm học ………… . Kết quả đạt mức như sau:
Tổng số học sinh
36 em
Mức độ hình thành và thát triển năng lực Mức độ hình thành và phát triển
phẩm chất
Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
7
19,4
25
69,5
4
11,1
7
19,4
23
63,9
6
16,7
Đứng trước thực trên, tôi thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 (nhất là chủ nhiệm lớp 5B) có nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như lớp tôi đòi hỏi giáo viên phải khéo léo kiên nhẫn. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi đã vận dụng một số giải pháp sau.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1) Xây dựng nề nếp lớp học:
a) Nắm thông tin về học sinh
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng em. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công việc tìm hiểu gia cảnh học sinh. Bằng cách tôi cho các em viết trên giấy các thông tin về học sinh, với nội dung như sau: ” Em hãy viết một đoạn văn kể về gia đình em theo các gợi ý sau:
– Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?
– Nêu rõ họ tên tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc của từng người trong gia.
– Hiện tại em đang sống cùng với những ai trong gia đình?
– Nêu sở thích của em.
– Nêu tình cảm của em đối với mọi người trong gia đình và tình cảm của mọi người trong gia đình đối với em.”
Qua bài văn này, tôi nắm được hoàn cảnh của từng em và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về tâm tư, tình cảm học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
– Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
– Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]