SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3075 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1689 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
1/ Biện pháp 1: Xây dựng các kỹ năng giáo dục, kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi.
2/ Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho từng sự kiện.
3/ Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động có chủ đích.
4/ Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác.
5/ Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ.
6/ Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tạo tình huống cụ thể.
7/ Biện pháp 7: Giáo dục kỹ năng sống thông qua trò chơi.
8/ Biện pháp 8: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động.
9/ Biện pháp 9: Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ.
10/ Biện pháp 10: Làm tốt công tác tuyên truyền.
Mô tả sản phẩm
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết rằng cấp học mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt những viên gạch đầu tiên quan trọng của nhân cách con người, góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa sau này.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với nhu cầu, biết giải quyết những vấn đề cơ bản một cách tự lập có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để dạy và rèn kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là trẻ 4 – 5 tuổi đạt kết quả cao nhất? Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm được giao phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, tôi đã đặt nội dung ” Rèn kỹ năng sống cho trẻ” là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để góp phần nhỏ bé của mình vào việc hình thành nhân cách trẻ theo mục tiêu của ngành và của toàn xã hội. Từ những thực tế trên năm học ………tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Giáo dục kỹ năng sống trẻ 4-5 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu:
– Trong phạm vi, khả năng và trách nhiệm của mình , tôi đã áp dụng đề tài tại lớp mẫu giáo nhỡ với sĩ số 39 trẻ do tôi phụ trách. Đề tài được tiến hành từ tháng………
- Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã thực hiện và sử dụng các phương pháp sau :
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp trò chuyện
– Phương pháp thực hành
– Phương pháp thống kê toán học
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lý luận
Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá muộn để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
Chúng ta đều biết rằng xu hướng giáo dục thế giới hiện nay đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết tự giải quyết một số vấn đề đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
III/ Thực trạng vấn đề
1/ Thuận lợi.
– BGH nhà trường có kế hoạch thưc hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và chỉ đạo đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các nhóm lớp.
– Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cô và trò.
– Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 02/ 2010/ TT – BGDĐT ngày 11/ 02/ 2010 của bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
– Lớp có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– Lớp có 39 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi và đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ.
– Đa số phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non.
2/ Khó khăn.
– Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều.
– Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
– Một số bậc phụ huynh còn nóng vội trong việc dạy con, chiều con quá mức, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, nôn nóng muốn con mình biết đọc, biết viết. Các kỹ năng như tự cởi, mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, sử dụng nhà vệ sinh…hầu hết trẻ làm chưa tốt.
– Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
3/ Thực trạng:
– Đầu năm sau khi được BGH phân công chủ nhiệm lớp tôi đã bắt tay vào khảo sát trẻ đầu năm.
BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT TRÊN TRẺ
TT | Tiêu chí đánh giá | Số trẻ | Đ | CĐ |
1 | Kỹ năng tự tin | 39 | 14 | 25 |
Tỷ lệ %: | 100 | 36 | 64 | |
2 | Kỹ năng hợp tác | 39 | 12 | 27 |
Tỷ lệ %: | 100 | 31 | 69 | |
3 | Kỹ năng thích khám phá học hỏi | 39 | 16 | 23 |
Tỷ lệ %: | 100 | 41 | 59 | |
4 | Kỹ năng giao tiếp | 39 | 16 | 23 |
Tỷ lệ %: | 100 | 41 | 59 | |
5 | Kỹ năng tự phục vụ | 39 | 11 | 28 |
Tỷ lệ %: | 100 | 28 | 72 | |
6 | Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xa những nơi nguy hiểm | 39 | 18 | 20 |
Tỷ lệ %: | 100 | 46 | 54 |
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
1/ Biện pháp 1: Xây dựng các kỹ năng giáo dục, kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi
Thế nào là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ? Kỹ năng sống bao gồm rất nhiều khía cạnh nhưng đối với trẻ 4 – 5 tuổi thì kỹ năng nào phù hợp và cần thiết? Trăn trở với những câu hỏi trên, trong quá trình thực hiện tại lớp tôi đã lựa chọn một số nội dung cụ thể phù hợp với lứa tuổi trẻ như kỹ năng sống tự tin, sống hợp tác, kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, kỹ năng thích tìm hiểu, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, thói quen và hành vi văn minh trong ứng xử, giao tiếp và ăn uống; thói quen và kỹ năng sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ; kỹ năng biết tránh xa những nơi nguy hiểm như hồ, ao, nước nóng… Khi đã lựa chọn được các nhóm kỹ năng phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi chúng tôi đã họp tổ chuyên môn để cùng nhau thống nhất nội dung dạy trẻ một số kỹ năng cụ thể như sau:
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]