SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho hoạt động học tại lớp B2 (4 – 5 tuổi)
- Mã tài liệu: BC3041 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 827 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho hoạt động học tại lớp B2 (4 – 5 tuổi)” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Lập kế hoạch thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho các chủ đề trong năm
2.3.2 Khai thác các tư liệu hình ảnh trong giáo án điện tử hoặc trên internet
2.3.3 Sử dụng các phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để xử lí hình ảnh
2.3.4 Tạo các slie
2.3.5 Thiết kế bài giảng điện tử qua các hoạt động
2.3.6 Bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thành công giáo án điện tử
2.3.7 Thực hiện xây dựng thư viện giáo án điện tử của bản thân
2.3.8 Phát triển kí năng ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ
2.3.9 Tăng cường công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay đất nước chúng ta đang phát triển cùng với sự phát triển của thế giới về nền kinh tế thị trường cũng như nền giáo dục tri thức, xã hội. Đặc biệt nhất là chúng ta lại đang trong thời kỳ toàn cầu hóa về công nghệ thông tin, công nghệ 4.0. Sự bùng nổ về khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Quyết định số 81/2001/QD – TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Hay trong Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm ……… và định hướng đến năm 2020 cũng đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để hòa nhập được sự phát triển chung và đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là hết sức cần thiết. Bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước, việc ứng dụng công ghệ thông tin vào trong giảng dạy cho trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong nhiệm vụ đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay việc dạy học bằng giáo án điện tử đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường mầm non. Sử dụng giáo án điện tử trong chương trình dạy học là một nội dung cơ bản, trọng điểm nhất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sẽ giúp cho giáo việc cập nhật, thu thập thông tin, kiến thức mà giáo viên để truyền đạt tới trẻ sẽ chính xác, và mang tính thẩm mỹ, sát thực với cuộc sống hiện thực truyền tải kiến thức tới trẻ một cách hiệu quả nhất. Sử dụng giáo án điện tử giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian làm đồ dùng dạy học, lưu trữ bài giảng của mình một cách dễ dàng, gọn nhẹ. Sư sinh động trong giáo án điện tử giúp trẻ thích thú hơn khi học, điều này cũng giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo án và chỉnh sửa giáo án. Ở các trường Mầm non đã đầu tư, trang bị những thiết bị cần thiết như: Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, máy chiếu, nối mạng Internet…tạo điều kiện cho người giáo viên sử dụng phần mềm giáo án điện tử vào trong giảng dạy một cách thuận tiện nhất. Giáo án điện tử chính là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy của giáo viên , giúp đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đổi mới cả phương thức lĩnh hội tri thức của trẻ từ hình thức bị động sang chủ động và là ‘cánh cửa” mở ra hướng đi mới cho nền giáo dục của nước nhà. Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non tư duy của trẻ là trực quan minh họa, nhiều nội dung hoạt động cần có những hình ảnh, âm thanh thực cho trẻ quan sát, lắng nghe để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ và khắc sâu kiến thức và vấn đề khó khăn gặp phải ở đây chính là hình ảnh cho trẻ quan sát phải sinh động, chính xác nhưng giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, hình ảnh trong trang tài nguyên của phần mềm giáo án điện tử là vô cùng phong phú nâng cao tính sinh động và hiệu quả trong khi dạy, với các tư liệu bài giảng này cô giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú và hấp dẫn nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, vừa đạt hiệu quả trong việc giúp trẻ chủ động tiếp thu kiến thức trong học tập và quan trong hơn giờ học sẽ tạo co trẻ sự hứng thú tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Sử dụng phần mềm giáo án điện tử chúng ta có thể mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế như: Làm quen hiện tượng thiên nhiên mưa, gió,bão lũ, mà hiện tượng này lúc đó không xảy ra tự nhiện, hay trẻ có thể quan sát những con vật sống trong rừng với đầy đủ các vận động, cách kiếm mồi, tiếng kêu của chúng mà trong thực tế trẻ khó có thể tự bắt gặp … Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non không phải là công cụ hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác song nó đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
Hiện nay tuy giáo viên đã có những tiến bộ trong kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, song trong qúa trình thiết kế, xây dựng giáo án điện tử việc tạo hiệu ứng cho bài giảng đôi khi vẫn còn chưa hợp lí cho từng hoạt động cụ thể. Ở một số hoạt động hiệu ứng mà giáo viên tạo ra còn chưa thực sự sinh động, chưa lôi cuốn được trẻ.Trẻ nhàm chán và không mấy hứng thú tham gia vào hoạt động khiến cho giờ học đạt kết quả không cao.Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được giáo viên thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu, xây dựng giáo án chưa có tính hiệu quả … Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, người giáo viên phải sáng tạo thiết kế cho mình những giờ dạy thật sinh động, hiệu quả, phù hợp với từng hoạt động.
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho hoạt động học tại lớp B2 (4 – 5 tuổi) Trường mầm non Quảng Tâm, Thành phố Thanh Hóa” để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Đề ra giải pháp trong việc thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho hoạt động học tại lớp B2 (4 – 5 tuổi) Trường mầm non Quảng Tâm
– Giúp cho đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc soạn giảng giáo án điện tử một cách hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cho hoạt động học tại lớp B2 (4 – 5 tuổi) Trường mầm non Quảng Tâm, Thành phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp tìm kiếm thông tin
– Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
– Phương pháp thực hành
– Phương pháp quan sát, đánh giá
– Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của giáo viên nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì những ưu điểm, thế mạnh của công nghệ thông tin sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức của giáo án. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được số hóa và minh họa bằng các dữ liệu đa phương tiện (multimedia) một cách trực quan, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử còn là công cụ giúp trẻ làm quen với việc ứng dụng công nghệ là nền tảng cho trẻ học bộ môn tin học sau này, mặt khác giúp cho giáo viên trang bị thêm nhiều kiến thức về ngành khoa học công nghệ thông tin, giúp cho con người linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong quá trình dạy học và vận dụng vào cuộc sống .
Mục đích chính của giáo án điện tử là cung cấp cho người học sự tiếp nhận kiến thức một cách trực quan sinh động. Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ đang phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần. Trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Được sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng phong phú, hấp dẫn, sinh động càng gây hứng thú đối với trẻ. Trẻ sẽ đễ tiếp thu, nhớ lâu hơn kiến thức mà cô truyền thụ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]