SKKN Một số kinh nghiệm và giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch hồ chí minh ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0156 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1692 |
Lượt tải: | 76 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm và giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch hồ chí minh ở trường thpt“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho học sinh
2. Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để tất cả học sinh học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành
3. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh
4. Lồng ghép các nội dung về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc xây dựng kế hoạch giáo dục, triển khai thông qua nội dung dạy học bộ môn
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào thi đua yêu nước; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó được rèn luyện, cống hiến
6. Đảm bảo và tăng cường hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
7. Phát huy vai trò của Ban Văn nghệ – TDTT, các tổ chuyên môn trong trường phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây việc đổi mới giáo dục diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc để đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong bối cảnh mới.
Trước tình hình đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, theo tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục.
Luật giáo dục 2019, điều 2; đã ghi: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Đáp ứng điều đó, các Nhà trường rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa đức vừa tài, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khoá của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và trao đổi kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được quan tâm. Thông qua những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường – nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Giáo dục phẩm chất, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo dục nói chung và trường THPT 1-5 nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm và giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trường THPT ” .
- Mục đích nghiên cứu
Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, phẩm chất và xây dựng nhân cách cho học sinh trường THPT 1-5. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể: Học sinh trường THPT
- Đối tượng: Một số kinh nghiệm và giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu
Một số kinh nghiệm và giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Đề tài nghiên cứu trong năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021 và học kỳ I năm học 2021 – 2022 tại trường THPT .
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh thông qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng về rèn luyện đạo đức và lối sống của học sinh trường THPT 1-5. Nghiên cứu kinh nghiệm và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
- Đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Triển khai một số kinh nghiệm và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.
- Xử lý kết quả thực nghiệm và viết báo cáo.
- Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về đường lối giáo dục, chủ trương, nghị quyết về đổi mới giáo dục.
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận về giáo dục.
- Nghiên cứu qua internet…
- Phương pháp quan sát
Quan sát diễn biến tâm lý của học sinh
- Phương pháp điều tra tổng kết kinh nghiệm
- Phiếu thăm dò giáo viên và học sinh
- Tọa đàm, trao đổi trực tiếp với GV và học sinh.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được trong thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm được xử lý bằng các tham số thống kê toán học trên phần mềm Microsoft Exel. Sau đó phân tích kết quả định lượng bằng thống kê toán học để đánh giá tiến bộ của học sinh.
- Tính mới của đề tài
Giáo dục học sinh gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai một cách có hệ thống, có sự chỉ đạo đồng bộ, khoa học và có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng làm công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong quá trình triển khai, đúc kết được các kinh nghiệm, cách làm hiệu quả. Vì vậy có thể khẳng định Đề tài có tính mới và có thể được vận dụng tốt tại trường và nhân rộng trong các cấp học.
- Ý nghĩa của đề tài
Cách mạng Việt Nam không có gì quý báu hơn là chúng ta có Chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường dẫn lối. Sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta dẫn dắt đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao muôn vàn khó khăn, giai lao, biết bao là sự hy sinh của nhiều thế hệ cha anh để có những thắng lợi vẻ vang chấn động địa cầu. Hơn ai hết, chúng ta là những con người Việt Nam càng thấy thấm đượm những giá trị cốt lõi mà đặt trong những hoàn cảnh khó khăn, bất ổn của thế giới như đại dịch Covid-19, các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay ở các nước ta mới thấy được giá trị to lớn mà tư tưởng của Người mang đến.
Đó là cái cốt lõi, cái mà tất cả người Việt Nam được thừa hưởng và phải ra sức rèn luyện để giữ gìn, phát huy những giá trị đó đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Như vậy, để nhận thấy đối với nhà trường, chủ đạo và trực tiếp trong công tác giáo dục thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đến nhường nào. Và chúng tôi khẳng định rằng, đây là nội dung mà tất cả các nhà trường đều đã và đang thực hiện và đối với trường chúng tôi, trong nhiều năm thực hiện đã thu được những kết quả hết sức ý nghĩa, tích cực, lan tỏa. Đã hình thành nên nét văn hóa của nhà trường: “Thân thiện – Tích cực – Nhân văn”.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Khái niệm đạo đức
Sinh thời Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bác còn chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN“. Như vậy Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên để phát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá trị đạo đức phù hợp. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông và giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Trong sự nghiệp trồng người nội dung chủ yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức “Học ăn học nói” nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến hành trong suốt cuộc đời. Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt động, đời sống của con người, chúng ta khẳng định rằng đạo đức nảy sinh từ cuộc sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên quan đến việc phát triển văn hoá giáo dục thông qua các hoạt động mà đạo đức con người luôn luôn phát triển và hoàn thiện.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những “nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
- Chức năng của đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ trong tồn tại xã hội đồng thời nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của tồn tại xã hội. Nó góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức giáo dục con người, giúp họ nhận thức và điều chỉnh suy nghĩ, hành động phù hợp với những yêu cầu xã hội. Các chức năng cơ bản đó là:
2.1. Chức năng giáo dục
Đạo đức có tác dụng hình thành ở con người những quan điểm về bản chất
của đạo đức, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức; nhờ đó con người hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm.
Thông qua hoạt động đạo đức của bản thân, mỗi người tự mình càng hiểu rõ hơn vai trò to lớn của lương tâm, của danh dự và các phẩm chất đạo đức của cá nhân đối với sự tiến bộ của chính mình và sự tiến bộ của cộng đồng. Đó là những bài học đạo đức mà chủ thể tự rút ra được nên chúng có giá trị sâu sắc và lâu bền. Trên cơ sở đó, chủ thể đạo đức càng tin tưởng và tích cực làm điều thiện.
Những tấm gương đạo đức cao cả cùng với những giá trị của nó có sức rung cảm mạnh mẽ làm thức tỉnh những tình cảm đạo đức trong tâm hồn con người, có sức lôi cuốn, thôi thúc con người học tập, rèn luyện vươn tới cái tốt đẹp, cái thiện. Thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy những người cộng sản là những người sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả. Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mình… vì tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những tấm gương ấy có sức thuyết phục và cổ vũ con người học tập, tu dưỡng để xứng đáng hơn nữa và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng xã hội mới.
Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức là cái gốc của cán bộ, đảng viên. Noi gương của Người, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã lao động, chiến đấu quên mình, sẵn sàng hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp của con người.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]