SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7
- Mã tài liệu: BM7015 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1630 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyệt Ấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyệt Ấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
– Vận dụng kiến thức của các môn học như : Sinh học, địa lí, giáo dục công dân, hóa học, công nghệ, mĩ thuật, toán, vật lí, mĩ thuật…để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường.
– Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành hơn. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu :
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay, sự tập trung dân cư về sống ở các đô thị quá đông dẫn đến chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều và chất thải đó thải ra môi trường sẽ làm môi trường bị ô nhiễm, chất thải chưa qua xử lí sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra do hóa chất bảo vệ thực vật, các chất hóa học, các chất phóng xạ, khí thải từ các nhà máy, các phương tiện tham gia giao thông, tất cả những nguyên nhân trên đều làm ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí và kể cả môi trường đất. Thực tế cho thấy trong những năm qua ngay ở địa phương chúng ta theo quan sát của bản thân tôi thấy một số nơi trên địa bàn Thị trấn Buôn Trấp của chúng ta môi trường đã bị ô nhiễm cụ thể nước thải ở bệnh viện Huyện Krông Ana thải ra môi trường làm cho nhiều hộ gia đình sống gần khu vực bệnh viện phải gánh chịu, nước thải ra cống rảnh và đổ ra ao, hồ, suối, ngoài ra lượng rác thải từ túi bóng, bao bì…của người dân thải ra môi trường làm cho cảnh quan của Huyện không được đẹp. Một số hộ gia đình nuôi vật nuôi khi vật nuôi chết không chôn mà đem vứt ra sông, hồ cũng làm ô nhiễm môi trường, hay ở trường học ý thức bảo vệ môi trường của học sinh cũng chưa được tốt, học sinh còn đổ rác, xả rác bừa bãi cũng làm ô nhiễm môi trường. Như vậy là môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, cuộc sống của con người đang bị đe dọa. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy trong quá trình dạy học việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho xu hướng xã hội ngày nay.Vấn đề này chúng ta nên áp dụng các môn học nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường như các môn GDCD, sinh học, công nghệ, văn học, hóa học, mĩ thuật, toán học, vật lí. Bản thân tôi với vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình là làm sao để mỗi học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và từng bước có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
* Mục tiêu của đề tài:
– Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó giúp các em bảo vệ môi trường xanh sạch, đẹp, có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
– Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để các em có thể bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt qua các bài học trong chương trình Địa lý 7 cơ sở cho các em học Địa lý năm sau, sẽ giúp các em học sinh nâng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường, gia đình và xã hội để có môi trường xanh sạch đẹp.
* Nhiệm vụ của đề tài:
– Nghiên cứu lí luận của việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn về vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất.
– Nghiên cứu SGK Địa lý 7 và các môn học xem bài nào có thể liên môn vào nội dung cho phù hợp.
– Nghiên cứu xem có những hình thức hoạt động ngoại khóa nào dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất.
– Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường
– Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo vệ môi trường. Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị nhằm giúp việc giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả.
– Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Áp dụng đối với học sinh trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Đăk Lăk
– Người thực hiện là Nguyễn Thị Minh Tâm giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
– Áp dụng cho nhều bài học môn Địa lý 7.
– Giới hạn trong nội dung có thể vận dụng kiến thức liên môn về vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
– Các phương pháp trong dạy học môn địa lý như phương pháp khảo sát, đối chiếu.
– So sánh để tìm ra những nét nổi bật về tình trạng ô nhiễm môi trường.
– Phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phần nội dung.
II.1. Cơ sở lý luận.
Trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong môn Địa lý 7 và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp.
II.2. Thực trạng
- Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
Trường THCS Lương Thế Vinh hiện nay có 20 lớp, có 3 giáo viên dạy bộ môn Địa lý. Trường có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Đặc thù của môn Địa lý 7 gồm 3 phần: Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường, phần 2: Các môi trường Địa lý, phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục.
– Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu các thông tin có liên quan đến môi trường.
* Khó khăn :
– Thiếu tranh ảnh có liên quan đến bảo vệ môi trường
– Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường, các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Vì vậy hiện nay trong quá trình dạy học Địa lý ở các trường THCS vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa cao.
- Thành công – hạn chế
* Thành công :
– Nhà trường đã phát động phong trào trồng cây xanh, các lớp học hằng ngày đã tổ chức đi nhặt rác, nhặt lá trong các gốc cây. Hàng tuần chào cờ cũng đã biểu dương các chi đội làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường tốt. Phát động thanh niên học sinh lớp 9 lao động cộng sản dọn vệ sinh khu vực dân cư, quanh khu vực nơi trường đóng.
* Hạn chế
Tuy nhiên vẫn còn nhiều lớp ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp chưa tốt, học sinh còn xả rác nhiều trong lớp, trước các hành lang, sân trường, cổng trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]