SKKN Một số kinh nghiệm về Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – Học phân môn Lịch sử
- Mã tài liệu: BM5044 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 837 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – Học phân môn Lịch sử” triển khai các biện pháp như sau:
– Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin.
– Tích cực sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy các môn học nói chung.
– Sử dụng hình ảnh trong giáo án điện tử để minh họa cho nội dung bài học Lịch sử.
– Sử dụng các đoạn phim tư liệu trong giáo án điện tử để minh họa cho nội dung bài học Lịch sử.
– Xây dựng và sử dụng lược đồ trong giáo án điện tử để khai thác nội dung bài học Lịch sử.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế văn hóa và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để phát triển và hội nhập.
Đối với Giáo dục và Đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là một phương tiện để tiến tới một “Xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025… Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học, trường học thông minh; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến (e-learning), kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến (blended learning) để tạo thuận lợi cho nhiều người học tập, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. (Trích Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày ………của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học ………của nghành giáo dục).Từ đây, một lần nữa khẳng định: Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy – học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề mà mỗi người trong ngành giáo dục cần quan tâm. Hiện nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Hòa chung trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một việc làm mang tính tất yếu, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người công dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với phân môn Lịch sử nói riêng.
Chúng ta biết rằng, lịch sử là những gì đã xảy ra cách đây hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể lâu hơn nữa. Dạy học lịch sử là khôi phục lại những điều đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc, xây dựng cho các em học sinh niềm tự hào về công cuộc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để làm được điều đó, giáo viên cần tái hiện lại bức tranh trong quá khứ một cách sinh động thông qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên các đồ dùng trực quan mang tính truyền thống không đáp ứng được những đòi hỏi để bức tranh quá khứ hiện lên một cách rõ ràng. Vậy, làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học Lịch sử? Đó là câu hỏi mà mỗi thầy giáo, cô giáo luôn trăn trở trước khi lên bục giảng. Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học phân môn Lịch sử lớp Năm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học phân môn Lịch sử ở lớp Bốn, Năm.
– Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học phân môn Lịch sử ở lớp Bốn, Năm.
– Đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học phân môn Lịch sử ở lớp Bốn, Năm.
– Rút ra một số kiến nghị, đề xuất qua nghiên cứu và thực hiện đề tài.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
– Một số kinh nghiệm trong tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong học tập phân môn Lịch sử.
– Nội dung chương trình, phương pháp dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 trong các tài liệu.
– Tập thể giáo viên và học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thọ Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
– Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận.
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hoá. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu về tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề của con người ngày càng phải nâng cao không ngừng và đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI.
Xu thế chung đã đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Từ nhiều kì Đại hội trước, Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế – xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động sáng tạo”, về mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có tri thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tê nhiều thành phần” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII).
Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội yêu cầu cải cách giáo dục cũng đã được đặt ra. Người ta đề cập nhiều đến chất lượng giáo dục, đến chương trình sách giáo khoa cho các cấp, đến đổi mới phương pháp dạy học. Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 6, khoá XII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.”.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Với tính cách là một môn khoa học, phân môn Lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập phần Lịch sử ở các cấp học chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết.
Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ…. Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) trong các môn nói chung và trong dạy học Lịch sử nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học.
2.2. Thực trạng của vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Thuận lợi:
– Dưới sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, trong những năm qua hầu hết các trường trong huyện đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy-học…. Đa số các giáo viên trong huyện đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt qua Hội thi Giáo viên giỏi cấp huyện, hầu hết các tiết dạy đều sử dụng bài giảng điện tử. Đó là một bước phát triển lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các nhà trường.
– Đối với trường Tiểu học Thọ Trường (nơi tôi công tác), 100% giáo viên đã có chứng chỉ tin học và đa số cán bộ giáo viên đã sử dụng thành thạo trong việc cập nhật hồ sơ, cập nhật điểm vào sổ liên lạc điện tử. Thực hiện nhận và gửi báo cáo về ban giám hiệu nhà trường qua địa chỉ gmail. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy Lịch sử trở nên sinh động, có sức lôi cuốn. Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy… Đặc biệt, có nhiều giáo viên đã tự soạn được giáo án điện tử và sử dụng thành thạo qua các buổi thao giảng, thanh tra, kiểm tra.
– Học sinh đã quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích phân môn Lịch sử, tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
Khó khăn:
– Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu của phân môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học Lịch sử. Trong khi các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, lược đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ khó có thể sử dụng được. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của phân môn và định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng: những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]