SKKN Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5
- Mã tài liệu: BM5095 Copy
Môn: | Tiếng Anh |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 278 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
1. Thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy.
2. Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh.
2.1. Sử dụng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng.
2.2. Kỹ thuật dạy từ vựng bằng TPR.
2.3. Kỹ thuật phản xạ lan truyền.
3.Áp dụng đa dạng kỹ thuật kiểm tra từ vựng Tiếng Anh.
3.1. Kiểm tra từ vựng theo chủ điểm.
3.2. Vẽ tranh.
3.3. Kiểm tra từ vựng qua trò chơi.
Mô tả sản phẩm
Phần 1. Thực trạng đề tài
Năm học 2020-2021, tôi được phân công giảng dạy Môn Tiếng Anh khối lớp 5 với tổng số 140 học sinh. Qua trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của các em còn một số mặt hạn chế sau:
- Về kỹ năng nghe: đa số các em nghe được từ vựng nhưng không viết được chính xác từ đó hoặc các em nghe mà không hiểu được nội dung của bài và không trả lời được câu hỏi đặt ra trong bài.
- Về kỹ năng nói: các em nói chưa trôi chảy, sai phát âm và không có nhiều ý tưởng để thuyết trình bài nói.
- Về kỹ năng đọc: các em đọc còn chậm, đôi khi không hiểu hoàn toàn hoặc hiểu nhầm nội dung bài đọc.
- Về kỹ năng viết: các em viết còn sai lỗi chính tả, sai cách sử dụng từ.
Qua nhiều năm phụ trách bộ Môn Tiếng Anh, tôi thấy rằng: một trong những nhân tố quan trọng để giúp học sinh học tốt bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Môn Tiếng Anh đó là từ vựng. Dạy từ vựng chỉ là một phần của tiết học; tuy nhiên, phần này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của cả tiết học bởi vì việc thực hành mẫu câu và rèn các kỹ năng giao tiếp có lưu loát và thuận lợi hay không tùy thuộc vào việc học sinh có nghe, nói, đọc và viết được từ vựng; có nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng hay không.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy phương pháp cũ dạy và học từ vựng thường diễn ra theo kiểu: giáo viên đọc bài rồi liệt kê ra những từ theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học gọi là từ mới (Vocabulary). Sau đó, giáo viên ghi tất cả những từ mới đó lên bảng, giải thích nghĩa bằng Tiếng Việt rồi cho các em đọc vài lần và bắt các em học thuộc lòng từ mới để kiểm tra trong tiết học kế tiếp. Do đó, phương pháp cũ khiến các em nhàm chán và áp lực.
Chính vì vậy để học sinh yêu thích, hứng thú học từ vựng Môn Tiếng Anh và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi luôn tìm tòi, ra sức học hỏi, nghiên cứu thêm nhiều sách tham khảo và với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5”.
Phần 2. Nội dung cần giải quyết
Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới kỹ thuật dạy và kiểm tra từ vựng Môn Tiếng Anh để thu hút học sinh trong mỗi giờ học. Để đạt được những mục tiêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy.
- Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh.
- Áp dụng đa dạng kỹ thuật kiểm tra từ vựng Tiếng Anh.
Phần 3. Biện pháp giải quyết
- Thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy.
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Tuy nhiên, không phải từ mới nào cũng được đưa vào bài dạy mà tôi cần lựa chọn từ mới phù hợp với chủ đề của bài học.
Việc lựa chọn từ mới phù hợp sẽ giúp tôi tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và có nhiều thời gian làm rõ nghĩa các từ vựng quan trọng cho học sinh. Tôi thường dùng thủ thuật như: “Brainstorming” (nêu vấn đề để cả lớp góp ý kiến) hoặc “Eliciting” (đặt câu hỏi gợi mở) để xác định rõ từ mình định dạy có cần thiết không trước khi tôi giới thiệu từ mới.
Tôi tiến hành hai thủ thuật trên trong giờ học theo các bước sau:
Bước 1: Tôi chia học sinh thành các nhóm: Trong quá trình chia nhóm, tôi cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tôi yêu cầu các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký. Trong một số hoạt động hay nhiệm vụ nhất định tôi có thể làm đồng thời hai vai trò này. Khi đó, nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp và công cụ hỗ trợ là bảng viết.
Bước 2: Tôi giao vấn đề hoặc đặt câu hỏi gợi mở cho các nhóm: ở bước này tôi cần phải làm rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành. Tôi giao một chủ đề hay một câu hỏi chung cho tất cả các nhóm hoặc mỗi nhóm một chủ đề hay một câu hỏi riêng. Bước 3: Tiến hành hoạt động: Tôi hướng dẫn các nhóm trưởng sẽ yêu cầu các thành viên trong nhóm đều phải đưa ra ý tưởng hay ý kiến về chủ đề và thư ký ghi chép tất cả (trừ ý trùng lặp). Tôi khuyến khích các học sinh hạn chế về năng lực học tập Môn Tiếng Anh được đưa ra ý kiến bằng Tiếng Việt vì vốn từ của các em ít. Tôi quan sát các nhóm, hỗ trợ hoặc khích lệ vài đối tượng học sinh nhất định trong nhóm.
Trong trường hợp tôi giữ vai trò vừa là người điều khiển, vừa là thư ký thì có thể gọi học sinh phát biểu ý kiến, tôi sẽ viết câu trả lời của học sinh lên bảng hoặc yêu cầu học sinh viết ý kiến ra giấy rồi dán lên bảng.
Bước 4: Phân tích đáp án và tổng hợp từ vựng mới: Tất cả thành viên trong các nhóm sẽ lần lượt đưa ra đáp án cho vấn đề hoặc câu hỏi mà tôi đưa ra, góp ý lẫn nhau và cùng chốt lại vấn đề.
Ví dụ 1: Unit 15. What would you like to be in the future? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2), tôi áp dụng thủ thuật “Brainstorming” như sau:
Đầu tiên tôi vẽ hai hình tròn và viết chữ “JOB” trong hai hình tròn. Sau đó, tôi chia học sinh thành hai đội là đội A và đội B (Tôi vừa là nhóm trưởng vừa là thư ký). Tôi yêu cầu hai đội nói ra càng nhiều càng tốt những từ vựng có liên quan đến chủ đề nghề nghiệp trong vòng hai phút. Tôi khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến bằng Tiếng Việt, các thành viên khác sẽ hỗ trợ đưa ra từ Tiếng Anh tương ứng. Khi hết giờ, tôi sẽ nhận xét, thống kê và giới thiệu các từ mới cần học trong bài. Kết quả được thể hiện theo hình minh họa bên dưới:
Ví dụ 2: Unit 13. What do you do in your free time? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2), tôi áp dụng thủ thuật “Eliciting” như sau:
Tôi chưa yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa, tôi viết câu hỏi gợi mở lên bảng “What do you do in your free time?” và bắt đầu chia học sinh thành bốn nhóm. Tôi yêu cầu mỗi nhóm chọn ra nhóm trưởng và thư ký.
Kế đó, tôi phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và yêu cầu các nhóm thảo luận phải viết ra các từ vựng hay cụm danh từ có liên quan đến câu hỏi “Bạn làm gì trong thời gian rảnh của bạn?” trong thời gian hai phút. Các nhóm trưởng sẽ điều khiển tất cả thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và thư ký ghi chép tất cả (trừ ý trùng lặp). Nhóm trưởng khuyến khích mọi thành viên và chấp nhận ý kiến bằng Tiếng Việt (nếu có), các thành viên khác sẽ hỗ trợ tìm từ Tiếng Anh tương ứng. Tôi quan sát các nhóm, hỗ trợ hoặc khích lệ vài đối tượng học sinh nhất định trong nhóm. Khi hết giờ, tôi yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình, tôi nhận xét và thống kê các từ vựng mới sẽ dạy trong bài.
Ảnh minh họa.
Tôi nhận thấy hai thủ thuật trên giúp tôi thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy. Bởi vì, tất cả học sinh đều đã tham gia đóng góp ý kiến để cùng nhau thống nhất các từ vựng mới cần tiếp thu, dù bằng Tiếng Anh hay bằng Tiếng Việt, kể cả những học sinh có những hạn chế nhất định trong năng lực học tập. Điều quan trọng và cần quan tâm nhất chính là các em đã có ý kiến riêng, nó là kết quả của quá trình tự giác và chủ động tư duy, phá bỏ những rào cản của sự tự ti, rụt rè do những hạn chế của bản thân để tham gia vào hoạt động chung.
- Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh.
Tùy vào số lượng từ mới và mức độ dễ hay khó của từ mà có kỹ thuật dạy phù hợp. Tôi áp dụng nhiều kỹ thuật dạy từ vựng hay như: sử dụng hình ảnh hoặc vật thật; TPR; phản xạ lan truyền; từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa; thông qua bài hát… Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh thích nhất là ba kỹ thuật sau:
2.1. Sử dụng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng.
Dùng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ mới sẽ giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa từ một cách nhanh chóng, đồng thời giúp học sinh hiểu nhanh nghĩa của từ và ghi nhớ từ lâu hơn.
Tôi thực hiện kỹ thuật này theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các hình ảnh hoặc vật thật có liên chủ đề bài dạy.
Bước 2: Giới thiệu từ bằng cách sử hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng. Cho học sinh nghe cách phát âm của từ và yêu cầu học sinh lặp lại cá nhân, theo nhóm, cả lớp.
Bước 3: Nhận xét và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Bước 4: Yêu cầu học sinh viết bài vào tập.
Ví dụ 1: Tôi sử dụng hình ảnh để dạy từ mới trong bài Unit 17. What would you like to eat? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 46). Hình ảnh các từ vựng sẽ dạy:
noodles | biscuits | chocolate | orange juice | lemonade |
Đầu tiên, tôi đưa hình “noodles”. Sau đó, tôi cho học sinh nghe cách phát âm của từ hai lần, tôi mời từng cá nhân học sinh đọc lại. Kế đó, tôi cho học sinh từng tổ đọc và đọc đồng thanh cả lớp. Tôi nhận xét và sửa lỗi phát âm cho học sinh (nếu có). Tương tự như vậy cho bốn hình còn lại. Cuối cùng, tôi sẽ cho học sinh nhìn tranh, đọc lại các từ vừa học và yêu cầu học sinh ghi nhận vào tập.
Ví dụ 2: Tôi sử dụng vật thật để dạy từ trong bài Unit 6. How many lessons do you have today? (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 40). Tôi dùng bộ sách giáo khoa lớp 5 để dạy học sinh các từ mới về môn học như: Maths, Science, Art, Music, English, Vietnamse, History, Geography, I.T. Đầu tiên, tôi đưa ra quyển sách Toán và hỏi xem có học sinh nào biết cách đọc của môn Toán (Maths) trong Tiếng Anh không. Nếu có, tôi sẽ nhận xét và sau đó tôi đọc lại hai lần cho những học sinh khác nghe cách phát âm. Kế đó, tôi mời từng cá nhân học sinh đọc lại, học sinh từng tổ đọc và đọc đồng thanh cả lớp. Khi tôi đưa ra quyển sách mà học sinh không biết cách đọc thì tôi sẽ đọc cho học sinh nghe cách phát âm và dạy theo các bước đã nêu. Tôi thực hiện hoạt động tương tự với các quyển sách còn lại. Cuối cùng, tôi sẽ cho học sinh nhìn các quyển sách giáo khoa đọc lại các từ vừa học và yêu cầu học sinh ghi nhận vào tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]