SKKN Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4009 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 338 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Giáo viên cần chủ động nắm rõ chương trình dạy hát dân ca của toàn cấp học đặc biệt là chương trình hát dân ca khối lớp 4
3.2. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu dạy hát dân ca ở tiểu học và mức độ cần đạt đối với học sinh lớp 4
3.3. Giáo viên cần nắm vững quy trình dạy một bài hát dân ca ở tiểu học.
3.4. Giáo viên tổ chức xem biểu diễn bài hát dân ca
3.5. Tổ chức các hoạt động thi hát dân ca
3.6. Phát động cán bộ giáo viên, học sinh,… sưu tầm trang phục
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng âm nhạc dân gian nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc diểm địa lí, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã làm cho những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha trong những câu hát ru, những làn diệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa khi có sự giao thoa và tiếp biến của giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng.
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của các dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó đưa dân ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã và đang tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy…để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian.
Những làn điệu dân ca ấy còn được vang vọng bao lâu nữa nếu như các em nhỏ không còn được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Với cuộc sống thành thị quá bận rộn khiến cho người lớn quay cuồng trong nhịp sống hối hả, không còn bình tâm để đưa các em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru nữa, bên cạnh đó cả thế giới âm nhạc đang nóng lên bởi những dòng nhạc trẻ, nhạc rock dòng nhạc phong trào phục vụ nhu cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của người lớn, những bài hát mang tính chất giải trí, do vậy các em đã tiếp thu nhanh hơn so với các bài hát mà các em được học ở trường. Bên cạnh đó những bài hát dân ca tương đối khó đối với học sinh tiểu học, nên mỗi khi giáo viên dạy các bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng vì học sinh học mãi mà hát vẫn không đúng, học sinh múa mãi mà vẫn không được dẻo, vì các bài hát dân ca thường phải luyến láy nhiều, có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các vùng miền hay dân tộc khác nhau thì làm thế nào để các em thực hiện tốt được? và điều đó dẫn đến học sinh không thích học hát các bài hát dân ca. Vì thế đa số sau khi ra trường tất cả đều bị các em lãng quên, nên gần như thế hệ trẻ đã không còn biết đến và không còn muốn nghe những làn điệu dân ca xưa nữa. Mặc dù Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung của chương trình môn âm nhạc bắt buộc khối lớp nào cũng có từ hai đến ba bài dân ca, còn rất hạn chế, do vậy sự hiểu biết của các em tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
Vậy làm thế nào để các em thích học hát và hát tốt các bài hát dân ca ? điều này đòi hỏi người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu nghề mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và một phương pháp dạy học phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, để nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh thích thú và ham học hơn. Từ đó các em trình bày, biểu diễn tốt các bài hát tự nhiên các em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca hơn. Đây là một quá trình tìm hiểu, học hỏi và tập luyện hết sức khó khăn của cả cô và trò. Từ những vấn đề đã đặt ra ở trên và qua khảo sát thực tế ở trường nơi đang công tác, tôi nhận thấy việc để giúp các em học sinh được tiếp tục và ngày càng yêu thích các làn điệu dân ca Việt Nam, để nó không bị mai một và trôi vào quên lãng là một vấn đề rất quan trọng. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh lớp 4 ” ở bậc tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường tiểu học Thiệu Khánh.
- Mục đích nghiên cứu
– Giúp giáo viên có những biện pháp, kinh nghiệm dạy hát dân ca hiệu quả nhất, phát huy tính sáng tạo của học sinh, lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích học hát, tìm hiểu để hiểu biết về các làn điệu dân ca nhiều hơn.
– Nhằm cung cấp cho các em vốn hiểu biết về tính đa dạng phong phú của các làn điệu dân ca Việt Nam. Đồng thời giáo dục các em thái độ yêu mến, lòng tự hào cũng như ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam mà đặc biệt là hát dân ca.
- Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh khối 4 trường tiểu học Thiệu khánh, Thành Phố Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn Âm nhạc tiểu học.
– Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học.
– Các bài hát trong và ngoài chương trình Âm nhạc tiểu học.
– Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học.
– Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.
– Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại trường tiểu học Thiệu Khánh.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận.
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Với học sinh tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Dân ca đã đến với các em từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ. “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Những làn điệu dân ca chính là hơi thở của âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái hay cái đẹp. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp các em nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Điều quan trọng giúp các em bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5 khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có những em năng khiếu âm nhạc rất tốt, nhưng bên cạnh đó lại có một số em không có hứng thú với âm nhạc hay những làn điệu dân ca. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt. Bao nhiêu học sinh sẽ có bấy nhiêu sự khác biệt trong việc cảm nhận âm nhạc và khả năng thể hiện các làn điệu dân ca.
Chính từ cơ sở đó mà bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều, giáo viên chính là người quyết định việc nâng cao chất lượng môn học. Là người thổi hồn vào những làn điệu dân ca, để học sinh say mê và cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nhân văn trong từng bài hát dân ca.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]