SKKN Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp – Môn Công nghệ 7
- Mã tài liệu: BM7005 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 896 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thanh Xuân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thanh Xuân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp – Môn Công nghệ 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Soạn bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
2. Xây dựng hệ thống bài tập.
3. Quá trính thực hiện một tiết lên lớp và một số thủ thuật sư phạm.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khoa học”, đó là câu nói của một triết gia nổi tiếng, nó như một ánh đuốc soi đường để tri thức nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ như hôm nay. Nhưng vấn đề tôi muốn đề cập trong bài này là chúng ta đã vận dụng câu nói đó như thế nào vào quá trình giảng dạy, nhất là nên giáo dục nước ta đang đứng trước cơ hội và thử thách.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến “ Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp – môn Công nghệ 7”. Phần nông nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất, đây là vấn đề không mới nhưng làm thế nào để những giờ học công nghệ không còn khô khan, nhàm chán, học sinh có lòng say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cao nhất, mà giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nhiệm vụ của dạy học môn Công nghệ chính là làm sao để các em thích, có hứng thú với môn học, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tạo ra các sản phẩm của riêng mình, phụ giúp gia đình, giải quyết những tình huống đơn giản trong thực tế,…
– Giúp học sinh vận dụng tốt nội dung yêu cầu của bài học vào trong các công việc thường ngày của gia đình. Có tâm lý vững vàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp dụng vào cuộc sống. Vì khi học sinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiết kiệm, có ý thức đoàn kết trong lao động tập thể,…
– Việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp này nhằm giúp việc dạy và học môn Công nghệ trở nên hứng thú và đạt hiệu quả hơn. Góp phần thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” và “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của ngành Giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Các em học sinh miền núi đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Việc hướng các em yêu thích bộ môn mang tính ứng dụng cao trong thực tế là điều rất quan trọng và cân thiết.
– Sáng kiến này được tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh khối 7 của trường PTDT BT – THCS Tam Chung (Tam Chung – Mường Lát) từ năm học ………..đến năm học …………
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu lí thuyết:
+ Phân tích nội dung SGK phần kiến thức của các bài;
+ Nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến kiến thức đó;
+ Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đến việc thiết kế các phiếu học tập
+ Nghiên cứu các tài liệu đổi mới phương pháp giảng daỵ môn Công nghệ.
– Tìm hiểu tài liệu.
– Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong tổ.
– Dự giờ giáo viên khá, giỏi học tập, rút kinh nghiệm
– Tổng hợp và lựa chọn viết.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
– Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập ở trong mỗi tiết học.
– Chương trình công nghệ 7 nghiên cứu về phần trồng trọt, phần lâm nghiệp, phần chăn nuôi. Môn học gần gũi với thiên nhiên và con người, do đó các em dễ tìm, dễ quan sát và tiến hành thử nghiệm. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy học và đổi mới cách học.
– Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới một số phương pháp dạy học bằng các phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu và xác định:
- Đối với giáo viên và học sinh
– Đối với giáo viên: Lúc này giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức môn Công nghệ. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, thu thập và xử lí số liệu, vẽ hình, làm bài tập … ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiên các hoạt động học tập. Lúc này người thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn và đóng vai trò làm trọng tài cho cuộc tranh luận của các em.
– Đối với học sinh: Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh tri thức sinh học các em cần phải đạt được:[8]
+ Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng trong thiên nhiên .
+ Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn.
+ Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của mình khi tranh luận.
+ Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết.
- Đối với nội dung.
– Nội dung mỗi tiết học cần được lựa chọn kĩ, tránh tham lam để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện hoạt động học tập. Với sách giáo khoa ngày nay dòi hỏi giáo viên cần biết chọn lọc kiến thức để có thể hướng dẫn học sinh cách học, tránh tham lam hoặc thông báo tri thức một cách đơn thuần.
– Ngoài vở ghi tôi yêu cầu học sinh tham khảo mua các sách bài tập và có vở bài tập công nghệ 7 nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh.
- Đối với đồ dùng học tập.
– Trong dạy học sinh học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới. Do đó việc tạo ra cách học tập thích hợp cho các tiết học là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. Xác định rõ như vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được.
– Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm lại kết quả cao trong dạy môn kỹ thuật nông nghiệp là quan sát tìm tòi với các hình thức:[1]
+ Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ do tôi giao cho ghi trên phiếu học tập, hoăc trên phần bảng phụ và phải tạo ra được các sản phẩm cụ thể.
+ Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm số người bằng nhau. Cụ thể chia nhóm theo tổ học tập (giờ thực hành) hoặc theo từng bàn, hay hai bàn ghép với nhau (giờ học lý thuyết) mỗi nhóm thực hiện một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo và bảo vệ kết quả đã đạt được của nhóm mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động, cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
– Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở vẫn còn xem là môn phụ, cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học vì nó quá khô khan không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc như các môn khác như môn Toán, Văn, Lý,…….
– Nhưng thực tế, bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học. Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách sinh động hơn.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 1
- 174
- 1
- [product_views]
- 0
- 184
- 2
- [product_views]
- 4
- 108
- 3
- [product_views]
- 5
- 129
- 4
- [product_views]
- 2
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 135
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 552
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 223
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 1092
- 10
- [product_views]