SKKN Một số phương pháp huấn luyện chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Nhảy xa tại trường THPT
- Mã tài liệu: MP0154 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 425 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Đặng Thị Nga |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Đặng Thị Nga |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp huấn luyện chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Nhảy xa tại trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh vùng miền
2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch huấn luyện
2.2.3. Giải pháp 3: Lựa chọn nhân tố và hình thành đội tuyển
2.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh
2.2.5. Cách thức thực hiện giải pháp 4
2.2.6. Giải pháp 6: Rèn luyện ý chí và tâm lý thi đấu
2.2.7. Giải pháp 7: Giao nhiệm vụ tự tập, tự rèn luyện
2.2.8. Giải pháp 8: Tạo điều kiện tốt nhất để các em hưng phấn hơn trong quá
trình luyện tập
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Đất nước ngày càng phát triển kéo theo phong trào tập luyện TDTT phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh – sinh viên. Là một nước xã hội chủ nghĩa đang chuyển mình toàn diện về mọi mặt để phù hợp, thích ứng với xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển thể chất cho mọi người, đặc biệt là học sinh – sinh viên. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn đánh giá “Công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục và đào tạo”.
Trong hệ thống giáo dục, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc có tầm quan trọng không thể thay thế nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về Đức – Trí – Thể – Mỹ. Ngay từ bậc mầm non, tiểu học các em đã được tập luyện thông qua những bài học mang tính chất vừa học vừa chơi, sang THCS thì được nâng cao hơn với những bài tập, những môn thể thao bắt đầu định hướng cho học sinh hướng đến sự đam mê lâu dài, gắn bó, từ đó phát huy hết khả năng của bản thân, nâng cao sức khỏe. Chương trình học của môn GDTC trong nhà trường, môn điền kinh được xây dựng và đưa vào ngay từ bậc tiểu học, THCS với nhiều môn khác nhau như chạy ngắn, bật xa tại chổ, nhảy cao, nhảy xa … Nổi bật có môn nhảy xa, là môn học dể tập, phù hợp với nhiều lứa tuổi và phát triển thể chất, thể trạng của người tập rất tốt.
Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ năm:
-1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường Đại Học ở nước Anh.
- 1880 – 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy điển, Nauy.
- 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy Lạp. Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic.
- Sự phát triển kỹ thuật nhảy xa:
-
- Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các VĐV, Huấn luyện viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu.
- Ngày xưa, trong thi đấu VĐV chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi”. Ngày nay các VĐV đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân” hoặc “cắt kéo”. (Năm 1920, nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ra đời do VĐV B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên. Năm 1991, VĐV Mike Power ( Mỹ ) nêu kỷ lục Thế giới với kiểu nhảy “cắt kéo”).
- Sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kỷ thuật nhảy xa.
Thành tích môn nhảy xa phát triển qua các giai đoạn:
- Nam Thế giới:
-
-
- Năm 1864 thành tích Thế giới đầu tiên của nam được công bố kỷ lục là 5m48.
- Năm 1896 tại Thế vận hội lần thứ nhất (Athène Hy Lạp) kỷ lục Thế giới là 6m25.
- Năm 1936 tại Thế vận hội lần thứ XI (berlin, Đức) vận động viên Mỹ da đen Jess Owens lập kỷ lục với thành tích 8m13, kỷ lục này giữ 24 năm. Sau đó vận động viên Bop .Bimon lập kỷ lục Thế giới với thành tích 8m90 (Mexico 1968).
- Năm 1991 Vận động viên Mike Power ( Mỹ ) lập kỷ lục Thế giới là 8m95. Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
-
- Nữ Thế giới:
– Năm 1948 tại thế vận hội lần thứ XIV ở Londres Anh Vận động viên nữ mới được chính thức thi đấu trong các Thế vận hội, Vận động viên người Hung-ga-ri đạt thành tích cao nhất là 5m96, đến năm 1994 Vận động viên Helen Drister Đức lập kỷ lục Thế giới là 7m74. Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
* Kỷ lục môn nhảy xa của Việt Nam :
- Nam : 7,89m : Bùi Văn Đồng lập Tại kỳ Sea Games thứ 29.
- Nữ : 6m68 : Bùi Thị Thu Thảo lập Tại kỳ Sea Games thứ 29.
Song song với phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích được phát triển sớm và mạnh mẽ ở trường THPT Tương Dương 1 chúng tôi. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển, là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh vùng miền núi nói chung và Tương Dương nói riêng. Trong các kỳ HKPĐ nhiều năm gần đây nhà trường có rất nhiều học sinh giỏi tỉnh ở các nội dung của môn GDTC trong đó có nội dung Nhảy xa.
Với hơn 20 năm công tác và những năm được nhà trường giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển Điền kinh cùng các đồng nghiệp, chúng tôi đã có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:“Một số phương pháp huấn luyện chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Nhảy xa tại trường THPT Tương Dương 1”
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích.
Phương pháp góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cho đội tuyển điền kinh trong đó có nội dung Nhảy xa trường THPT Tương Dương 1, góp phần nâng cao trình độ vận động viên nhảy xa, nhằm góp phần đưa thành tích thể thao huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đạt thành tích cao tại các kỳ thi HKPĐ, đại hội TDTT các cấp.
- Đối tượng.
Học sinh THPT và học sinh đặc biệt có năng khiếu về môn nhảy xa.
- Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát, điều tra nội dung nhảy xa các trường THPT lân cận và thực trạng môn nhảy xa ở học sinh trong trường THPT Tương Dương 1.
Trên cơ sở đó áp dụng cho giáo viên THPT, đặc biệt là HLV nhảy xa, các bộ môn thể thao khác cũng có thể áp dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
- Phương pháp nghiên cứu.
Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần thực hiện, rút kinh nghiệm từ tuyển chọn vận động viên, huấn luyện áp dụng vào thực tiễn.
+ Phương Pháp điều tra. Kiểm tra mức độ yêu thích môn Nhảy xa, kết quả phát triển sau quá trình huấn luyện.
+ Phương Pháp đọc tài liệu và thu thập tài liệu về Nhảy xa.
+ Phương Pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp thuộc bộ môn GDTC, từ các HLV cấp sở.
- Giới hạn đề tài.
Huấn luyện là một quá trình, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp chuyên biệt giúp đội ngũ giáo viên GDTC THPT áp dụng vào giảng dạy và huấn luyện nội dung Nhảy xa.
- Tổng quan về sáng kiến.
Thời gian từ: 1/2016 – 4/2023.
- Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài.
6.1.Tính mới:
- Đề tài đề xuất được các biện pháp quản lí, sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến mà các đề xuất trước chưa đề cập.
- Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Nhảy xa tại trường THPT Tương Dương 1 là giải pháp hoàn toàn mới phù hợp với điều kiện cở sở vật chất của trường đem lại hiệu quả cao.
6.2. Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Áp dụng cho giáo viên cấp THPT, đặc biệt là HLV Nhảy xa, các bộ môn khác cũng có thể vận dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
- Góp phần phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em học sinh niềm yêu thích môn Nhảy xa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]