SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi khối 9 giải bài tập phần điện đạt hiệu quả cao
- Mã tài liệu: BM9290 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1446 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thạch |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Thạch |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi khối 9 giải bài tập phần điện đạt hiệu quả cao” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a.Giáo viên cho HS đọc kỹ đề từ 1 đến 2 lần cho đến khi hiểu. Sau đó
hướng dẫn HS phân tích đề:
Hỏi:
* Bài toán cho biết gì?
* Cần tìm gì? Yêu cầu gì?
* mạch được vẽ lại như thế nào? Ghi tóm tắt.
* Học sinh đọc lại đề (dựa vào tóm tắt để đọc).
b. Các ví dụ tôi trình bày sau đây đều nặng về toán học, nhưng khi được
hướng dẫn thì đa số học sinh đội tuyển đều làm tốt.
Mô tả sản phẩm
Tên đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9
GIẢI BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Vật lý nói riêng. Việc cải tiến phương pháp bồi dưỡng cho học sinh giỏi là một yếu tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy để phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp giải các bài toán khó về mặt điện học là rất quan trọng.
Trong chương trình sách giáo khoa cấp THCS các bài tập còn ở mức độ nhẹ không quá phức tạp. Nhưng đối với học sinh giỏi cấp tỉnh thì cần phải mở rộng và đào sâu các bài tập về mạch điện.
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Vật lý ở trường THCS, tôi thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc giải các bài tập về mạch điện. Cụ thể như kỹ năng vẽ hình còn yếu, phương pháp vận dụng kiến thức toán học còn nhiều hạn chế.
Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, rà soát lại việc tiếp thu kiến thức của học sinh giỏi về chương trình nói chung và về kiến thức toán học nói riêng, cùng với việc được tiếp thu các chuyên đề của sở GD và ĐT, tôi nhận thấy được kỹ năng giải bài tập của học sinh đóng một vai trò rất quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi khối 9 giải bài tập phần điện học đạt hiệu quả cao” nhằm giúp học sinh giỏi được cọ sát với các bài tập hay và khó. Từ đó nâng cao về chất lượng bộ môn Vật lý áp dụng tốt vào thực tiễn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng giải toán điện học.
+ Giúp học sinh hình thành kỹ năng, sử dụng thành thạo cách giải và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán điện nâng cao lớp 9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện và cấp tỉnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu.
+ Thu thập số liệu từ những thí nghiệm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp suy luận.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp thí nghiệm biểu diễn.
- Nội dung sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, tôi thấy đa số học sinh đều mắc lỗi về cách phân tích các mạch điện và cách tính toán, những bài tập thiên về toán học thì các em đều vướng mắc. Trên cơ sở đó tôi đưa ra các cách theo chủ quan của mình, thì phần lớn các em đều biết cách làm và tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Kết quả khảo sát ban đầu, tháng ……….: (khảo sát toán điện học lớp 9)
Bồi dưỡng khối học sinh giỏi | Sĩ số HS được khảo sát | điểm 1 – 2 | điểm trên 5 | điểm 9 – 10 | |||
SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | ||
9 | 35 | 4 | 11,4% | 24 | 68,6% | 7 | 20% |
2.2.2. Nguyên nhân
- a) Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, định nghĩa do đó khó mà hoàn thiện được một bài toán phần điện học lớp 9.
- b) Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, chưa biến đổi được một số công thức, hay phương pháp giải một bài toán khó của phần điện.
- c) Kiến thức toán học còn hạn chế nên không có phương pháp giải toán điện được.
- d) Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các định luật, hệ quả còn hời hợt
2.2.3. Một số nhược điểm của HS trong quá trình giải toán điện nâng cao 9.
- a) Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế.
b)Vẽ hình còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ được mạch điện tường minh do đó không thể giải được bài toán.
- c) Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán mạch điện học khó ở lớp 9.
2.2.4. Giải pháp đã sử dụng trước khi thực hiện đề tài.
Dựa vào đặc điểm của địa phương, tình hình chung của nhà trường và chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
– Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với việc sử dụng các thiết bị dạy học trực quan.
– Tăng cường luyện tập giải toán.
– Chấm điểm theo chuyên đề bồi dưỡng
– Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề và cử đại diện nhóm lên trình bày ( đại diện thường là học sinh giỏi ).
- Nguyên nhân
– Ý thức học tập của học sinh chưa cao
– Giáo viên chưa biết cách phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
– Giáo viên chưa kịp thời bổ sung kiến thức cơ bản cho các em học sinh bị
mất kiến thức cơ bản
– Học ở nhà thiếu sự kèm cặp của phụ huynh do đó các em thường làm bài tập theo kiểu đối phó.
– Trong tất cả các nguyên nhân ở trên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả chưa cao vì khả năng môn toán học còn nhiều hạn chế nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giải toán điện học nâng cao vật lý 9.
- Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Cơ sở lí luận
Đa số các bài toán mạch điện trong chương trình sách giáo khoa còn nhiều hạn chế, số tiết về luyện tập còn ít. Mặc dù các em đã học phần điện ở chương trình vật lý lớp 7, nhưng chỉ là những khái niệm cơ bản, cho nên những bài toán loại này vẫn còn mới lạ đối với các em, mặc dù không quá phức tạp đối với các em học sinh giỏi lớp 9 nhưng vẫn tập dần cho HS có kỹ năng định hướng giải bài một cách có hệ thống, có khoa học, dễ dàng thích ứng với các bài toán mạch điện đa dạng hơn ở các lớp cấp trên sau này .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]