SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9
- Mã tài liệu: BM9086 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 886 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài
2.3.2. Tự học sách giáo khoa
2.3.3. Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu… ngoài sách giáo khoa có nội dung phù hợp
2.3.4 Tự học bằng việc lập bản đồ tư duy.
2.3.5. Tự học trong các tiết học ngoại khóa trong trường
2.3.6. Tự học trong Công tác công ích xã hội
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài
2.3.2. Tự học sách giáo khoa
2.3.3. Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu… ngoài sách giáo khoa có
nội dung phù hợp.
2.3.4 Tự học bằng việc lập bản đồ tư duy.
2.3.5. Tự học trong các tiết học ngoại khóa trong trường .
2.3.6. Tự học trong Công tác công ích xã hội .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Kết luận, kiến nghị .
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong các nhà trường đã và đang xây dựng một phong trào đổi mới cách dạy và cách học theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW.
Đổi mới phương pháp dạy học với tinh thần đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, phát huy khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới, kết hợp hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống để có giờ dạy đạt hiệu quả và chất lượng. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Dạy cách học, cách nghĩ để giải quyết vấn đề, tự tìm ra con đường nhanh nhất cho bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Thực trạng dạy học môn Lịch sử trong các trường THCS hiện nay gặp phải nhiều khó khăn. Môn Lịch sử lớp 9 có khối lượng kiến thức tương đối nhiều. Nội dung lịch sử trong một năm học bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, với nhiều sự kiện, nhiều chuỗi kiến thức, phần đông học sinh không thích học lịch sử vì đây là môn học được các em coi là rất khó, lại là môn học phụ, nên việc dạy học lịch sử của giáo viên trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Do đó, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học. Đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy Lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, giúp các em không chỉ nhớ kiến thức, mà biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, yêu thích môn học, phải biến kiến thức lịch sử xa xưa trở nên gần gũi, thực tế, phải làm sống dậy quá khứ hào hùng oanh liệt của thế hệ cha anh, phải biết “đau” trước cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực,… Nói cách khác, giáo dục lịch sử không nên chỉ đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà cần chú trọng việc khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích sự hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm kiến thức ở nhà trường, kiến thức ngoài xã hội. Mỗi học sinh có thể thấy rằng mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích, giúp người học nhận ra những năng lực riêng của mình.
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, đây là giai đoạn lịch sử có nhiều bước ngoặt quan trọng, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để truyền đạt bài giảng có hiệu quả như phương pháp phát vấn, hoạt động nhóm… kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, sa bàn, phim tài liệu… nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc giúp học sinh tự học lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ có giá trị thực tiễn cao, không chỉ bồi đắp kiến thức mà cả tâm hồn cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử 9 ở trường THCS” nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử 9 trong nhà trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện việc đổi mới sáng tạo trong dạy và học môn Lịch sử tại Trường THCS Chu Văn An, thông qua phương pháp phát triển khả năng tự học của học sinh trong việc tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài, tự học sách giáo khoa, tự sưu tầm bản đồ, tranh ảnh, tư liệu ngoài sách giáo khoa, biết cách tự lập bản đồ tư duy, tự học trong công tác công ích xã hội và trong các tiết học ngoại khóa. Khi giáo viên sử dụng các phương pháp trên trong các nội dung của bài học lịch sử sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các phương pháp giúp học sinh tự học lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong nội dung giảng dạy lịch sử lớp 9 ở trường THCS Chu Văn An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, …
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh tự giác chủ động trong mọi hoạt động dưới sự yêu cầu hướng dẫn của giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài mới, chuẩn bị phương tiện hỗ trợ trước khi đến lớp; học sinh tự thiết kế và làm việc với bản đồ tư duy; sử dụng các ca khúc cách mạng trong giảng dạy lịch sử; lồng ghép chương trình ngoại khóa vào tiết lịch sử địa phương.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
Việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước, học thuộc kiến thức một cách chi tiết nhưng khi hỏi nội dung kiến thức bao trùm thì không trả lời được, không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Vì vậy, việc đi sâu vào hoạt động tự học của học sinh trong dạy học sẽ giúp các em học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy của bản thân
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh môn Lịch sử lớp 9 tại trường THCS Chu Văn An và thu được kết quả như sau:
Lớp | Tổng số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
9A | 41 | 4 | 9.8 | 11 | 26.8 | 15 | 36.6 | 10 | 24.3 | 1 | 2.4 |
9B | 39 | 2 | 5.1 | 7 | 17.9 | 15 | 38.5 | 13 | 33.3 | 2 | 5.1 |
Tổng | 80 | 6 | 7.5 | 18 | 22.5 | 30 | 37.5 | 23 | 28.8 | 3 | 3.8 |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]