SKKN Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BC2038 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 718 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Võ Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thần Tiên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Võ Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thần Tiên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số” triển khai các biện pháp như sau:
a. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho bản thân.
b. Giải pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động có chủ đích.
c. Giải pháp 3: Vận dụng các kỹ năng quan sát, nghe, nói, đọc của trẻ.
d. Giải pháp 4: Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú, đa dạng.
e. Giải pháp 5: Tích hợp qua các hoạt động khác.
g. Giải pháp 6: Giáo dục cá nhân trẻ ở vùng dân tộc thiểu số tạo niềm tin cho trẻ khi học tiếng Việt.
h. Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin.
i. Giải pháp 8: Công tác phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất giúp con người biểu đạt được những mong muốn, sở thích, tình cảm, cảm xúc của mình… Một đứa trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ, thậm chí trước khi có trẻ dùng tư ngữ như khóc, hay khi muốn đòi cái gì đó khi còn nhỏ. Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh theo cách có ý nghĩa nhất, đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số; việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập trong giao tiếp và thu nhận thông tin kiến thức. Có nhiều cách biểu đạt ngôn ngữ, nhưng thông qua tác phẩm văn học thì việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sẽ là con đường ngắn nhất và nhanh nhất.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để chiếm lĩnh, tái hiện thế giới. Qua những tác phẩm văn học thế giới tràn đầy âm thanh màu sắc, hình khối ngôn ngữ đã dần được hiện lên trong trí tưởng tượng về cuộc sống gần gũi, quen thuộc của trẻ.
Ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ, giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mạch lạc. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới văn học và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Vì vậy, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo.
Đối với trẻ mẫu giáo khi làm quen với tác phẩm văn học qua sự truyền thụ của giáo viên, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, rèn luyện được khả năng chú ý, tái tạo và đặc biệt phát triển khả năng trí tưởng tượng sáng tạo. Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn phát triển tư duy trực quan hành động và đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tạo nền tảng để giúp trẻ thể hiện sự tự tin, thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng xung quanh và diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày; qua đó trẻ phát triển một cách toàn diện hơn cả về tâm lý và sinh lý.
Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia (tiếng phổ thông), là ngôn ngữ chính thức dùng để giao tiếp và truyền đạt, trao đổi kiến thức trong nhà trường; việc chuẩn bị cho trẻ có được ngôn ngữ mạch lạc cũng là hành trang bổ trợ kiến thức ngôn ngữ giao tiếp, giúp cho trẻ có thể học tập tốt là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non. Việc chuẩn bị ngôn ngữ tiếng Việt là vấn đề vô cùng quan trọng, vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp với các thành viên khác trong xã hội.
Trên thực tế, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có điều kiện và môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt, khi đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Do đó, trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè là người dân tộc Kinh. Vì vậy, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Nói tóm lại, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng trong nhiều năm qua của ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Với đặc điểm ở lớp mẫu giáo 3 tuổi, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Trên cơ sở triển khai, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Lát, sự hướng dẫn trực tiếp của Ban Giám hiệu trường Mầm non Quang Chiểu. Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp 3 tuổi khu Pùng do tôi phụ trách, có hơn 90% là trẻ dân tộc thiểu số. Cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng chí, đồng nghiệp; qua thời gian 3 năm công tác tại địa bàn các xã khó khăn của huyện vùng cao Mường Lát, do đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số tại khu Pùng trường mầm non Quang Chiểu”.
- Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, hòa nhập trẻ dân tộc thiểu số.
Một số vấn đề khi cho trẻ dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non.
Thực trạng phát triển ngôn ngữ khi cho trẻ dân tộc thiểu số 3 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non Quang Chiểu.
Nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng chủ đề để dạy trẻ, giúp trẻ có hứng thú trong tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số khi làm quen với tác phẩm văn học.
Đề xuất những biện pháp chỉ đạo và dạy học môn làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số học tiếng Việt.
- Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu 31 trẻ mẫu giáo 3 tuổi khu Pùng trường mầm non Quang Chiểu – Thuộc vùng dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học.
- Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu từ Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài;
– Phương pháp điều tra giáo dục;
– Phương pháp quan sát sư phạm;
– Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp;
– Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin;
– Phương pháp kiểm tra đánh giá;
– Phương pháp thực hành nghệ thuật.
II : NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong cuộc sống, chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để nhận thức thế giới, giao tiếp với mọi người và tư duy. Phát triển ngôn ngữ là phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trẻ mầm non bắt đầu học ngôn ngữ, mà chủ yếu là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, hiểu.
Đối với trẻ Mầm non, ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp” mà ngôn ngữ là công cụ để trẻ biểu đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc và mong muốn của mình với người khác và qua đó người khác hiểu được trẻ. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và phát triển thể lực cho trẻ.
Đối với trẻ Mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Quá trình trẻ mẫu giáo là người dân tộc thiểu số được phát triển ngôn ngữ tiếng Việt khác với quá trình học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở một số đặc điểm như: Môi trường ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số chủ yếu là môi trường nhân tạo, bị thu hẹp cả về không gian và thời gian. Là ngôn ngữ thứ hai nên đa phần chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất ở mức độ nhất định. Sự khác biệt về điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số có tác động không nhỏ đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số. Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, ngôn ngữ từng dân tộc có cách phát âm, ngữ điệu, một số vốn từ vựng… làm cho trẻ gặp khó khăn khi tiếp thu ngôn ngữ tiếng Việt.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non, tôi nhận thấy trẻ ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn có những hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi muốn trình bày ý kiến, mong muốn của mình; một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa chuẩn, diễn đạt chưa mạch lạc, rõ ràng, nói không đủ câu…
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, để chuẩn bị hành trang cho bé bước vào trường học. Từ những hạn chế trên của trẻ, bản thân tôi luôn trăn trở, suy
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]