SKKN Một số Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9

Giá:
50.000 đ
Môn: Địa lí
Lớp: 9
Bộ sách:
Lượt xem: 1164
Lượt tải: 8
Số trang: 30
Tác giả: Lê Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Liên
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 30
Tác giả: Lê Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Liên
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất
2. Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu
3. Kỹ năng nhận xét biểu đồ
4. Kỹ năng vẽ biểu đồ

Mô tả sản phẩm

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

  

    Biểu đồ là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy, học tập địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế, vì phải tiếp xúc, làm việc nhiều với các số liệu và bảng thống kê. Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến những dữ kiện số lượng nào đó, phải đưa chúng lên biểu đồ. Cùng với các loại bản đồ, trong môn học Địa Lí, biểu đồ đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói biểu đồ là một trong những “ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lí, do đó nó đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh học môn Địa lý. Đặc biệt là trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, biểu đồ trở thành một nội dung không thể thiếu trong hệ thống đề thi. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung học cơ sở trong huyện Bá Thước nói chung và Trường THCS – THPT Bá Thước nói riêng, đặc biệt là học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của các em còn quá yếu.

    Xuất phát từ lí do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Một số Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS&THPT Bá Thước” làm vấn đề nghiên cứu.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

   Tôi chọn đề tài “Một số Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCs&THPT Bá Thước ” làm vấn đề nghiên cứu với hi vọng nhằm giúp học sinh rèn luyện một cách có hiệu quả kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí cũng như trong ôn thi học sinh giỏi. Đồng thời qua đó giáo viên cũng có một tài liệu chuẩn để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này tốt hơn trong học địa lý cũng như trong ôn thi học sinh giỏi các cấp.

   Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến, góp phần cùng các giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lí trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 được hiệu qủa hơn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

   Trong đề tài này, tôi chủ yếu đề cập đến hệ thống biểu đồ trong sách giáo khoa Địa lí 9, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho học sinh khối 9 trường THCS&THPT Bá Thước.

   Tuy nhiên đề tài này cũng có thể áp dụng cho các em học sinh lớp 6, lớp 7 và lớp 8.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu:

   Việc thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài là một công việc hết sức quan trọng, điều đó giúp ta đưa ra được những dẫn chứng, những ví dụ minh hoạ cụ thể về vấn đề cần nghiên cứu.

1.4.2. Phương pháp điều tra thực tế và đánh giá tổng hợp.

    Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã trực tiếp dự giờ của đồng nghiệp, khảo sát thực tế học sinh, từ đó tổng hợp nên kết quả thực tế và đưa ra được những đánh giá chính xác.

   Phương pháp này giúp xử lí nguồn thông tin mà tôi thu thập được, từ đó đưa ra những nhận xét và phương pháp đúng đắn.

2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)

2.1. Cơ sở lí luận

    Như đã nói ở trên  biểu đồ là một trong những “ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với dạy và học địa lí, nó đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh học môn Địa Lí.

    Các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong việc dạy và học môn Địa Lí ở các nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập, cũng như vào thực tiễn.

     Những năm gần đây trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, các đề thi của Sở giáo dục, Phòng giáo dục thường có các bài tập kiểm tra về kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ của học sinh lớp 9, lớp 8, kể cả học sinh lớp 7. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung học cơ sở trong huyện Bá Thước nói chung và Trường THCS & THPT Bá Thước nói riêng, đặc biệt là học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của các em còn yếu. Trong khi đó giáo viên cũng không có một tài liệu chuẩn nào để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này. 

2.2. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng và nhận xét biểu đồ địa lí ở học                 

Sinh lớp 9 trường THCS&THPT Bá Thước

2.2.1.Thực trạng

– Thông qua các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm thực hành (kết quả các bài kiểm tra vẽ biểu đồ) của các em học sinh, tôi thấy các em còn hay mắc một số lỗi sau:

+ Chia tỷ lệ chưa chính xác (ví dụ:  Biểu đồ hình tròn với số liệu nhỏ 10% mà học sinh chia tới 1/4 hình tròn, tương đương với 25% là chưa hợp lí).

+ Hoặc với biểu đồ hình cột khoảng cách giữa các năm chưa hợp lí: kích thước của các cột to, nhỏ khác nhau làm cho hình vẽ không đẹp. Một số em chỉ nhìn qua số liệu để áng khoảng  và dựng hình vẽ luôn làm cho biểu đồ đã vẽ không đảm bảo độ chính xác.

+ Học sinh kí hiệu không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí hiệu khác cho nên yêu cầu đưa ra khi vẽ Biểu đồ là học sinh phải lập luôn bảng chú giải ngay bên cạnh hoặc phía dưới biểu đồ đã vẽ.

+ Một số học sinh thường quên ghi đơn vị, hoặc tên biểu đồ thể hiện cái gì? lỗi này cũng làm mất đi một phần điểm của học sinh.

+ Có một số bài tập yêu cầu học sinh sau khi vẽ biểu đồ phải rút ra nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ, song một số em vẫn chưa coi trọng, hoặc chỉ nhận xét sơ sài thì cũng sẽ mất điểm hoặc không được điểm tối đa vì thế bước nhận xét sau khi vẽ biểu đồ cũng rất quan trọng, giáo viên bộ môn cũng cần quan tâm, hướng dẫn cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của các công việc này.

  Như vậy nếu giáo viên bộ môn nào thực hiện được tốt các công việc dẫn dắt, chỉ đạo các bước tiến hành cho học sinh và học sinh thực hiện tốt thì bài thực hành rèn kỹ năng vẽ biểu đồ sẽ đạt kết quả cao.

2.2.2. Kết quả của thực trạng trên

   Sau khi học xong chương trình Địa lí lớp 9, năm học …………, tôi đã cho học sinh lớp 9 Trường THCS Lũng Niêm làm bài kiểm tra và đã thu được kết quả sau:

Lớp Số học sinh Tổng số điểm cho phần vẽ và nhận xét biểu đồ Số HS vẽ và nhận xét biểu đồ đúng Số HS vẽ và nhận xét biểu đồ sai
SL % SL %
9A 26 3 7 36,9 19 73,1
9B 26 3 5 19,2 21 80,8
Tổng số 52 3 12 23,1 40 76,9

    Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí cũng như trong ôn thi học sinh giỏi, tôi đã mạnh dạn đưa ra  “Một số Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS&THPT Bá Thước”. Vậy phương pháp đó được thực hiện như thế nào? Kết quả ra sao? Sau đây là những giải pháp thực hiện và các biện pháp để tổ chức thực hiện.

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.

A. Các giải pháp thực hiện

     Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng để làm được điều này trước tiên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn việc tìm hiểu bài của học sinh sao cho có hiệu quả, hấp dẫn và dễ hiểu, và một trong những phương pháp đó là hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Muốn có được kĩ năng này, giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm chắc các kỹ năng sau:

– Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất.

– Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu.

– Kỹ năng vẽ biểu đồ.

– Kỹ năng nhận xét biểu đồ.

B. Các biện pháp tổ chức thực hiện:

1. Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất:

    Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 thành phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (nêu yêu cầu cụ thể cần làm).

1.1. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề): 

* Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:

– Dạng lời dẫn có chỉ định: Trong trường hợp này câu hỏi bài tập thực hành đã yêu cầu vẽ loại biểu đồ cụ thể. Ví dụ: Cho bản số liệu về cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2012 “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta  năm 2012”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.

– Dạng lời dẫn kín: Trong  trường  hợp này cần phải căn cứ vào thành phần 2 và thành phần 3 để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp. Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét.

– Dạng lời dẫn mở: Trong trường hợp này cần bám vào một số từ gợi mở.

+ Đối với biểu đồ đường biểu diễn thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ… đến…”. 

   Ví dụ: Cho bảng số liệu về đàn gia súc, gia cầm…Yêu cầu của đề có câu “thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2000, 2005, 2010 và  2012”.

+ Đối với biểu đồ hình cột thường có các từ gợi mở như: ”khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích” và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn (vào năm, trong năm, trong các năm, qua các thời kì). Ví dụ: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 có câu “thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét”.

+ Đối với biểu đồ hình tròn, cột chồng thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “phân theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”, “chia theo”…và kèm theo số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối nhưng phải hợp đủ giá trị tổng thể của các thành phần, để từ đó có cơ sở tính ra tỉ lệ %. Ví dụ: Bài tập 1, câu a, trang 38 – SGK Địa Lí 9 có câu  “thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây”.

+ Đối với biểu đồ miền cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua trên 3 mốc thời gian, không vẽ biểu đồ hình tròn hoặc hình cột chồng mà nên chuyển sang vẽ biểu đồ miền là thích hợp nhất.

1.2. Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:

+ Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

+ Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai  đoạn). Ta sẽ chọn vẽ biểu hình cột đơn.  

+ Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ cấu như: Bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012

Năm Tổng

số

Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp

Xây dựng

Dịch vụ
2000 441646 108356 162220 171070
2005 914001 176402 348519 389080
2010 2157828 407647 824904 925277
2012 3245419 638368 1253572 1353479

      

   Trước bảng số liệu trên, ta sẽ chọn vẽ loại biểu đồ cơ cấu (tròn, cột chồng hoặc miền)

1.3. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi (yêu cầu nhận xét, giải thích về điều gì?)

*Ví dụ: Trong bài 10, ở bài tập 2 câu b, trang 38 – sgk Địa lí 9 yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn lợn và gia cầm tăng? Tại sao đàn trâu không tăng?

2. Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu:

*Đối với học sinh lớp 9 cần rèn luyện cho các em các kỹ năng tính toán sau:

2.1. Tính tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. 

– Có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1: bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ tính theo công thức:

           Tỷ lệ cơ cấu (%) của A =   

            

                                                                               1353479 x 100    

*Ví Dụ: Tỷ lệ cơ cấu ngành dịch vụ năm 2012 = = 41,7 (%)

                                                                                     3245419

+ Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu thống kê không có cột tổng số, ta phải cộng số liệu giá trị tuyệt đối của từng thành phần ra tổng số, rồi tính như trường hợp một.     

2.2. Tính qui đổi tỷ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. 

+ Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% tương ứng với 3,60. Để tìm ra độ của góc các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60. (Sau đó dùng thước đo độ để thể hiện cho chính xác).    

             

*Ví dụ: Như ví dụ trên, tỷ lệ cơ cấu ngành dịch vụ (2012) là 41,7%, để tính ra độ ta làm như sau: 41,7  x 3,6 = 1500

 Lưu ý: không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm.

2.3. Tính bán kính của các vòng tròn.

– Có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1: Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau.

+ Trường hợp 2: Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm B gấp 3 lần năm A, thì diện tích biểu đồ B cũng sẽ lớn gấp 3 lần biểu đồ A, hay bán kính của biểu đồ B sẽ bằng: = 1,73 lần bán kính của biểu đồ A.

Lưu ý:  Trường hợp thứ 2 chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh.

2.4. Tính bình quân đất theo đầu người:

            Bình quân đất theo đầu người (ha/người) =

   

Ví dụ: Bài tập 3, trang 75-SGK Địa Lí 9

                                                                                                    

 – Bình quân đất nông nghiệp/người của ĐBSH =                        = 0,05 (ha/người)

 

2.5. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

– Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử 

Ví dụ: Bài tập 3, trang 10 – SGk Địa Lí 9

– Gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1997 = 32,5 – 7,2 = 25,3

+ Muốn đổi ra phần trăm ta lấy 25,3 : 10 = 2,53%

– Hoặc gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3

+ Muốn đổi ra phần trăm ta lấy 14,3 : 10 = 1,43%

3. Kỹ năng nhận xét biểu đồ:

* Một số điểm cần chú ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để “khoanh vùng” nội dung, phạm vi cần nhận xét.

+ Trước tiên cần nhận xét các số liệu có tầm khái quát chung, tiếp đến là các số liệu thành phần.

+ Tìm mối quan hệ, so sánh các con số theo hàng dọc, hàng ngang (nếu có).

+ Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình, nhất là những số liệu được thể hiện trên hình vẽ mang tính đột biến (tăng hoặc giảm nhanh).

+ Cần thiết phải tính toán ra tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng, giảm của các con số làm cơ sở chứng minh ý kiến nhận xét.

* Về sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét biểu đồ:

+ Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. 

Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số năm. Không được ghi: “Giá trị của ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng hay giảm”, mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng hay giảm”.

+ Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên bản đồ, cần sử dụng những từ ngữ phù hợp:

+ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “tăng”, “tăng mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”, kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ  thể  tăng  bao  nhiêu  (triệu  tấn,  tỉ  đồng,  triệu  người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần).

+ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, “giảm nhanh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến”, kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?),…

+ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triển nhanh”; “phát triển chậm”, ”phát triển ổn định”; “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chệnh lệch giữa các vùng”.

Ví dụ 1:  Cho bảng số liệu sau

Sản lượng thủy sản của nước ta thời kì 2005 – 2012 (nghìn tấn)

Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2005 3466,8 1978,9 1478,9
1007 4199,1 2074,5 2124,6
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2012 5820,7 2705,4 3115,3

  Với bảng số liệu trên thì “Biểu đồ về sản lượng thủy sản của nước ta thời kì 1990-2005” là loại biểu đồ cột kép

Nhận xét: 

– Tổng sản lượng thủy sản của nước ta từ năm 2005- 2012 tăng liên tục (tăng 2353 nghìn tấn và gấp 1,7 lần).

– Sản lượng nuôi trồng lớn hơn sản lượng khai thác (năm 2012: lớn hơn 1,2 lần).

– Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh hơn so với khai thác:

+ Nuôi trồng: từ 2005-2012 tăng 2,1 lần.

+ Khai thác: từ 1990-2002 tăng 1,3 lần.

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 32.3. Cơ cấu kinh tế của nước ta năm 2012 (%)

Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
100,0 19,7 38,6 41.7

+ “Biểu đồ về cơ cấu kinh tế của nước ta năm 2012”  là loại biểu đồ hình tròn.

 Nhận xét:

+ Tỷ trọng của ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế (41,7%).

+ Tỷ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất trong cơ cấu kinh tế (19,7%).

    

4. Kỹ năng vẽ biểu đồ:

4.1 Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):

* Bước 1: Xác định loại biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu kĩ câu hỏi của bài tập.

* Bước 2: Nhận định loại biều đồ được thể hiện trên hệ trục tọa độ, trong đó trục tung thể hiện giá trị của đại lượng, trục hoành thể hiện mốc thời gian.

     
  + Trường hợp dạng biểu đồ có hai đại lượng khác nhau cần phải vẽ hai trục tung (mỗi trục thể hiện một đại lượng).


+ Ở đầu trục tung ghi tên đại lượng, ở đầu trục hoành ghi năm, ở hai đầu trục vẽ hình mũi tên, ghi rõ gốc tọa độ “0”.

+ Trong trường hợp có từ 3 đại lượng trở lên hoặc giá trị chênh lệch quá lớn, cần phải chuyển đại lượng từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối, đơn vị % được thể hiện trên trục tung. 

+ Trên trục hoành, khoảng cách phải được chia phù hợp với tỷ lệ các năm. Còn trên trục tung, khoảng cách giá trị phải được chia đều nhau và phải ghi mốc giá trị cao nhất vượt quá mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu (nếu có chiều âm phải ghi giá trị âm một cách rõ ràng).

* Bước 3: Tiến hành vẽ đường biểu diễn:


  +Xác định lần lượt từng tọa độ giao điểm giữa trục tung và trục hoành (tọa độ giao điểm đầu tiên phải được thể hiện ngay trên trục tung, có nghĩa mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ).

+ Kẻ các đoạn thẳng bằng cách nối các tọa độ giao điểm để có được đường biểu diễn, lưu ý không nên dùng nét đứt vẽ nối.

– Ghi số liệu ngay trên đầu các tọa độ giao điểm (điểm mút) và có thể ghi ngay tên từng đường biểu diễn.

*Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ đồ thị

– Lập bảng chú giải, trường hợp có nhiều đường biểu diễn phải ký hiệu khác nhau (theo ký hiệu điểm mút chấm tròn, ô vuông, tam giác, dấu nhân). 

– Ghi tên biều đồ ở ngay trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ một cách đầy đủ: Biểu đồ thể hiện vấn đề gi, ở đâu, thời điểm nào?

*Bước 5: Nhận xét, giải thích theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra.
Lưu ý:  Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở trục hoành  cần  phải  đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn được tính theo chiều từ trái sang phải.

Bài tập vận dụng: Bài tập 1, trang 80 – SGK Địa Lí 9

    Dựa vào bảng 22.1. vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sẩn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng băng Sông Hồng.

Bảng tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng (%)

Tiêu chí/ Năm 1995 1998 2000 2002
Dân số 100,o 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2

*Bài giải:

1. Vẽ biểu đồ

2. Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy:

+ Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng đều tăng:

– Dân số: từ 1995 – 2002 tăng 8,2%

– Sản lượng lương thực tăng 31,1%

– Bình quân lương thực theo đầu người tăng: 21,2%

+ Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn so với tăng dân số:

– Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn tăng dân số là 22,9%, gấp 3,8 lần.

– Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người tăng nhanh hơn tăng dân số là 13%, gấp 2,6 lần.           

4.2 Biểu đồ hình cột:

 *Bước 1: Xác định dạng biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu kỹ câu hỏi bài tập. Loại biểu đồ này thường gắn với việc thể hiện về khối lượng, quy mô diện tích, sản lượng, dân số tại những thời điểm nhất định  hoặc của từng thời kỳ hoặc tại các địa điểm xác định.

 *Bước 2: Sử dụng hệ trục tọa độ để thể hiện biểu đồ hình cột, trong đó trục hoành thể hiện mốc thời gian tương ứng với tỉ lệ khoảng cách năm, trục tung thể hiện giá trị của đại lượng.

*Bước 3: Tiến hành dựng các cột theo cách thức như sau:

+ Các cột được dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục hoành, lưu ý mốc thời gian đầu tiên trên trục hoành cần lui vào cách trục tung một khoảng nhất định (khoảng từ 1 đến 2 ô vở), do đó mốc 0 sẽ được tính để chia đều khoảng cách trên trục tung.

+ Cần đối chiếu các mốc giá trị trên trục tung để vẽ chính xác về độ cao các cột, giá trị phải ghi trên đỉnh đầu từng cột (có thể ghi số theo chiều dọc hoặc ngang, không ghi chữ, đơn vị ở cột).

+ Độ rộng của các cột phải bằng nhau, không nên vẽ kích thước của cột có chiều ngang quá hẹp hoặc quá rộng.

+ Trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa chiều cao các cột, có thể sử dụng cách vẽ cột gián đoạn đối với các cột lớn.

+ Vẽ kí hiệu cột (nên vẽ theo hình thức nét chãi).
*Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ biểu đồ hình cột
+ Lập bảng chú giải.

+ Ghi tên biểu đồ một cách đầy đủ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ.

*Bước 5: Nhận xét theo yêu cầu bài tập đã cho, chú ý vận dụng kiến thức đã học để giải thích một cách rõ ràng, gãy gọn.

Lưu ý:

+ Chọn kích thước hệ trục một cách phù hợp với khổ giấy, đảm bảo sự tương quan giữa trục tung và trục hoành, tránh biểu hiện cột quá cao hoặc quá thấp, thiếu tính mĩ thuật.

+ Riêng đối với trục hoành: có 2 trường hợp sau có thể vẽ các mốc thời gian cách đều nhau, đó là: đối tượng biểu diễn theo giai đoạn, không theo thời điểm hoặc biểu đồ phải thể hiện quá nhiều thời điểm và các năm lại cách nhau quá xa.

+ Đối với biểu đồ thanh ngang: đây là loại biểu đồ được xem như là một dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột, khi ta thực hiện phép xoay trục tung thành trục hoành, còn trục hoành thành trục tung.

* Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình cột:

1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ.

2. Hệ trục tọa độ:
+ Đảm bảo phân chia các mốc chính xác

+ Ghi đơn vị ở đầu các trục

+ Chọn mốc thời gian sớm nhất lui vào trục tung một khoảng nhất định (1 đến 2 ô vở).

3. Các cột:
+ Có các đường nét mờ chiếu ngang từng cột
+ Ghi số liệu giá trị ở đỉnh cột

+ Có ký hiệu riêng cho từng loại cột.

4. Có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào).

5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.

6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.

Bài tập vận dụng: Bài tập 2, trang 99 – SGK Địa Lí 9

    Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002.

Các tỉnh,

thành phố

Đà

Nẵng

Quảng

Nam

Quảng

Ngãi

Bình Định Phú

Yên

Khánh

Hòa

Ninh Thuận Bình

Thuận

Diện tích

(nghìn ha)

0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9

  

* Bài giải:

1. Vẽ biểu đồ

  

   

2. Nhận xét:

– Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: 23,9 nghìn ha.

– Diện tích nuôi trồng thủy sản có sự chênh lệch giữa các tỉnh trong vùng:

+ Lớn nhất là tỉnh Khánh Hòa (6 nghìn ha).

+ Nhỏ nhất là Thành phố Đà Nẵng (0,8 nghìn ha).

4.3 Biều đồ hình tròn:

*Bước 1: Đọc và nghiên cứu kĩ yêu cầu của bài tập thực hành để lựa chọn các loại biểu đồ hình tròn: 1 hình tròn, 2-3 hình tròn (bằng nhau hoặc lớn nhỏ khác nhau).

*Bước 2: Kỹ thuật thể hiện biểu đồ hình tròn:

+ Trước tiên cần phải xem xét nguồn số liệu, cần thiết phải thực hiện các phép tính toán: quy đổi %, quy đổi ra độ, tính bán kính. Các phép tính bán kính, tính quy đổi từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối (được lập thành bảng) phải được ghi đầy đủ vào trong bài làm. Riêng phần quy đổi % ra độ góc hình quạt chỉ cần ghi ra nháp để vẽ khi dùng thước đo độ.

+ Vẽ các đường tròn của biều đồ: bằng cách kẻ đường thẳng ngang hoặc dọc và đặt tâm của các hình tròn trên cùng đường thẳng đó, dùng compa xoay các đường tròn với đường nét mảnh, rõ ràng. Nên bố trí một cách cân xứng so với trang giấy, theo thứ tự hình tròn từ nhỏ đến lớn hoặc tịnh tiến theo thời gian.
*Bước 3: Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (có nghĩa là chia hình tròn theo hình rẽ quạt).

+ Sử dụng thước đo độ để vẽ các góc hình quạt được chính xác.
+ Thực hiện trình tự về thao tác vẽ: tốt nhất là từ tia 12 giờ (quy trên mặt đồng hồ) và vẽ xuôi theo chiều kim đồng hồ.

+ Các thành phần trên bảng số liệu được vẽ lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải.

+ Vẽ xong giá trị và kí hiệu bằng nét chãi thành phần thứ nhất trên các hình tròn, sau đó mới tiếp tục vẽ các thành phần kế tiếp và cần phải ghi ngay giá trị tỷ lệ % của từng thành phần.

*Bước 4: Hoàn chỉnh biểu đồ

+ Lập bảng chú giải cần phải theo thứ tự các thành phần đã được thể hiện trên các hình tròn, và có thể bằng 2 kiểu kí hiệu: hình quạt hoặc kẻ ô vuông.
+ Ghi tên biểu đồ đầy đủ.

*Bước 5: Nhận xét, giải thích.

* Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn:

1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ, xử lý số liệu.

2. Đối với hình tròn:

+ Đảm bảo đúng kích thước bán kính các hình tròn 

+ Đúng độ góc và tỷ lệ % các hình quạt
+ Vẽ lần lượt và theo đúng thứ tự các thành phần trên các hình tròn.

3. Thể hiện cơ cấu thành phần:

+ Ghi ngay giá trị tỷ lệ cơ cấu % của từng thành phần trên các góc hình quạt.
+ Vạch ký hiệu phân biệt các thành phần.

4. Hoàn thiện biểu đồ:
+ Dưới các biểu đồ nên ghi thời điểm hoặc địa điểm hoặc đối tượng.

+ Có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ. 

5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.

6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.

Bài tập vận dụng: Bài tập 3, trang 120-SGK Địa Lí 9

    Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)

Tổng số Nông, lâm,

ngư nghiệp

Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ
100,0 1,7 46,1 51,6

   Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

*Bài giải:

 1. Vẽ biểu đồ:

 

2. Nhận xét:

+ Tỷ trọng của ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế (51,6%).

+ Tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất trong cơ cấu kinh tế (1,7%).

4.4. Biểu đồ miền: 

– Có 2 dạng biểu đồ miền, đó là: biểu đồ miền “chồng nối tiếp” và biểu đồ miền “chồng từ gốc tọa độ”. Tuy nhiên, ở lớp 9 chủ yếu sử dụng dạng biểu đồ miền “chồng nối tiếp”.

*Bước 1: Nghiên cứu lựa chọn loại biểu đồ thích hợp (chú ý chuỗi thời gian 4 thời điểm trở lên) và tiến hành xử lý nguồn số liệu từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối.

*Bước 2: Xây dựng hệ trục tọa độ để thể hiện:

+ Trục hoành thể hiện mốc thời gian được chia tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm, mốc thời gian đầu tiên được thể hiện ngay gốc tọa độ.

+ Trên trục tung phân chia đều khoảng cách giá trị với giá trị trên cùng 100 và ghi đơn vị % trên trục tung.

+ Từ các mốc thời gian, kẻ các đoạn thẳng nét mờ song song trục tung với giới hạn trên tại mốc giá trị 100.

+ Nối mốc giá trị 100 tại thời điểm cuối với mốc giá trị 100 trên trục tung ta có được không gian khép kín của biểu đồ miền.

*Bước 3: Vẽ ranh giới miền:

+ Chiếu theo mốc giá trị % với các mốc thời điểm ta được đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất tạo được miền cho thành phần đó và tiến hành vạch ký hiệu miền.

+ Nếu đối tượng có 2 thành phần chỉ cần vạch một đường ranh giới, phần còn lại của thành phần kia. Tương tự, nếu đối tượng có 3 thành phần chỉ cần vạch 2 đường ranh giới…

*Bước 4: Hoàn chỉnh biểu đồ:
+  Ghi số liệu giá trị cơ cấu tại các thời điểm của từng thành phần.

+ Lập bảng chú giải về ký hiệu miền (nếu ghi trực tiếp tên miền trên hình vẽ thì không cần lập bảng chú giải).

+ Ghi đầy đủ tên biểu đồ.

*Bước 5: Nhận xét, giải thích.

* Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ miền:

1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ, xử lý số liệu.

2. Thể hiện đúng quy cách vẽ khung hệ trục tọa độ
+ Mốc thời gian sớm nhất được thể hiện ngay gốc tọa độ.

3. Thể hiện biểu đồ miền:

+ Vẽ chính xác các đường ranh giới, ghi số liệu giá trị thành phần.
+ Vạch ký hiệu phân biệt từng thành phần.
+ Có các đường nét mờ chiếu dọc tại từng thời điểm.

4. Hoàn thiện biểu đồ:
+ Chú thích tên thành phần trên biểu đồ hoặc có bảng chú giải.

+ Ghi đầy đủ tên biểu đồ.

5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.

6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.

Bài tập vận dụng: Bài 16. Thực hành, trang 60-SGK Địa Lí 9

    Cho bảng số liệu sau đây:

Bảng 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng số

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

100,0

40,5

23,8

35,7

100,0

29,9

28,9

41,2

100,0

27,2

28,8

44,0

100,0

25,8

32,1

42,1

100,0

25,4

34,5

40,1

100,0

23,3

38,1

38,6

100,0

23,0

38,5

38,5

      

Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.

  *Bài giải:


4.5. Biểu đồ cột chồng:
*Bước 1: Xây dựng hệ trục tọa độ cần phải xem xét:

 + Số lượng cột cần thể hiện trên trục hoành để phân chia khoảng cách giữa các cột vừa phải và dễ quan sát.

+ Độ rộng các cột nên có kích thước nhất định để thể hiện các thành phần bên trong.

*Bước 2:  Thể hiện cơ cấu hoặc quy mô của các thành phần:

+ Các cột có chiều cao bằng nhau và đều bằng 100%, đơn vị được ghi trên trục tung là %, bề rộng của các cột phải bằng nhau.

*Bước 3: Thể hiện kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi số liệu mỗi thành phần.

*Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
+ Lập bảng chú giải.
+ Ghi đầy đủ tên biểu đồ.

* Bước 5: Nhận xét, đánh giá.

* Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cột chồng:

1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ.

2. Thể hiện đúng quy cách vẽ hệ trục tọa độ.

3. Thể hiện biểu đồ cột chồng:

+ Vẽ chính xác theo số liệu.
+ Vạch ký hiệu phân biệt từng thành phần
+ Có ghi chú số liệu cho từng thành phần và tổng thể.

4. Hoàn thiện biểu đồ:
+ Có bảng chú giải.

+ Ghi đầy đủ tên biểu đồ.

5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.

6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.
Bài tập vận dụng: Bài tập 3, trang 116 – SGK Địa Lí 9

    Căn cứ vào bảng 31.3:

Bảng 31.3. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người)

Năm

Vùng

1995 2000 2002
Nông thôn 1174,3 845,4 855,8
Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2

          

    Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

   

 Bài giải:

1.Vẽ biểu đồ:

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (%)

Năm

Vùng

1995 2000 2002
Nông thôn 25,3 16,2 15,6
Thành thị 74,7 83,8 84,4

2. Nhận xét:

– Tổng số dân của Thành phố Hồ Chí Minh từ 1995-2002 tăng liên tục (năm 2002: 15245,5 nghìn người).

– Tỷ trọng dân số nông thôn giảm liên tục (so với năm 1995, năm 2002 giảm 9,7%).

– Tỷ trọng dân số thành thị tăng liên tục (so với năm 1995, năm 2002 tăng 9,7%).

1. Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và đầy đủ.  Ví dụ tên đề bài: “Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995-2002”. Học sinh thường ghi: biểu đồ côt chồng, vẽ biểu đồ cột chồng…mà tên đúng phải là: biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995-2002

2. Thiếu số “0” ở gốc tọa độ (trừ biểu đồ hình tròn).

3. Bảng chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt hoặc ghi cả giá trị.
4. Đối với biểu đồ trò:

+ Chia tỉ lệ không đúng.
+ Số ghi trong biểu đồ không rõ ràng.
+ Hay dùng móc que và mũi tên minh hoạ cho biểu đồ.
5. Đối với biểu đồ cột:
+ Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ.

+ Cột đầu tiên vẽ sát trục.
+ Trên đầu các cột không ghi giá trị.
+ Chia tỉ lệ năm trên trục hoành không chính xác.

+ Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục.
+ Kí hiệu cho các cột quá phức tạp và rườm rà.
6. Đối với biểu đồ đường biểu diễn:
+ Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ.

+ Năm đầu tiên không vẽ sát trục.
+ Chia tỉ lệ trên trục hoành không chính xác.
+ Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục.

+ Thiếu giá trị trên đầu các toạ độ giao điểm và giá trị ghi không thông nhất (số thì ghi trên, số thì ghi dưới các các toạ độ giao điểm).

2.4. Kết quả của sáng kiến

    Sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả đạt được như sau:

– Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu đề bài.

– Học sinh hiểu được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.

– Học sinh hiểu rõ các kĩ năng cơ bản khi vẽ biểu đồ.

– Học sinh biết khai thác biểu đồ để nhận xét một cách tương đối ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu của đề bài.

  Từ đó tỉ lệ học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ được đánh giá qua các bài kiểm tra một tiết ngày càng cao hơn qua các năm. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp Số học sinh Tổng số điểm cho phần vẽ và nhận xét biểu đồ Số HS vẽ và nhận xét biểu đồ đúng Số HS vẽ và nhận xét biểu đồ sai
SL % SL %
9A 26 3 22 84,6 4 15,4
9B 26 3 20 76,9 6 23,1
Tổng số 52 3 42 80,8 10 19,2

   Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ nêu trên vào các bài làm kểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt. 

+ Năm học: …………, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 23,1%

+ Năm học: …………, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt  80,8%, tăng hơn so với năm học …………đến 57,7%

   Như vậy, qua các số liệu này cho chúng ta nhận định rằng kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh lớp 9 ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên, kết quả khả quan nêu trên cũng mới chỉ là sự thử nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.

+ Trong phạm vi nội dung của đề tài, tôi chỉ giới thiệu một số kĩ năng vẽ và nhận xét với các dạng biểu đồ địa lí chủ yếu ở bậc THCS nói chung và ở lớp 9 nói riêng. Khi lên bậc THPT các em sẽ có dịp làm quen với các dạng biểu đồ mới như: biểu đồ miền “chồng từ gốc tọa độ”,  biểu đồ hình ô vuông.

+ Từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên cần giúp học sinh nắm vững các bước cơ bản để vẽ và nhận xét một biểu đồ. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo. Trong quá trình rèn luyện các em dần dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi tự mình có thể vẽ và nhận xét được biểu đồ. 

  Từ nhận thức đó trong những năm qua, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung theo đề tài đã chọn này để giảng dạy môn Địa Lí tại trường THCS Lũng Niêm. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện đề tài tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên không thể nào tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó tôi rất mong được sự góp ý chân thành và thẳng thắn trên tinh thần xây dựng của quý đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi hơn.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:

   Trong quá trình triển khai, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số điều dáng chú ý như sau:

– Khi hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho học sinh, giáo viên cần phải áp dụng một cách linh hoạt không nên dập khuôn, máy móc.

– Cần phải phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp với từng nhóm. Với nhóm học sinh có khả năng nhận thức nhanh giáo viên có một phương pháp, với nhóm học sinh nhận thức chậm giáo viên lại có một phương pháp khác đơn giản và cụ thể hơn.

– Việc rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho học sinh đòi hỏi một thời gian dài. Do vậy, ở những bài đầu giáo viên nên dành thời gian hướng dẫn thật cụ thể chi tiết. Có thể những tiết học đầu, về mặt thời gian sẽ gặp khó khăn nhưng ở những tiết học sau sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Thời gian đầu cần chi tiết, ta giản ước dần và ở những tiết sau dành thời gian để nâng cao kiến thức.

– Một việc rất quan trọng mà ở đây tôi xin nhắc lại đó là công tác chuẩn bị. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo tất cả các khâu trước khi lên lớp, đặc biệt là phải có được những phương pháp giảng dạy phù hợp sao cho vừa hướng dẫn học sinh những kỹ năng mới vừa củng cố những kỹ năng cũ. 

3.2. kiến nghị:

– Các cấp có liên quan cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn.     

– Bằng nhiều phương pháp và nhiều hình thức khác nhau cần làm thay đổi quan niệm của xã hội, gia đình học sinh và bản thân học sinh cho rằng môn Địa Lí là một “môn học phụ”.

– Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

– Học sinh cần phải rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá, có hứng thú say mê, chủ động, tự giác trong học tập.  

                Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết, không sao chép của ai!

                                                

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuyển chọn những bài thực hành kĩ năng môn Địa lý (Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt)

2. Hướng dẫn học và ôn tập Địa lý THCS (Đặng Văn Đức)

3. Một số tài liệu khác.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học qua trò chơi môn Địa lý 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
Lớp 6
Địa lí
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)