SKKN Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn lịch sử và Địa lý tại lớp 4
- Mã tài liệu: BM4017 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 528 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn lịch sử và Địa lý tại lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Giải pháp: Xác định rõ mục tiêu hoạt động trò chơi
2.3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.3 Cách tiến hành cụ thể một số “Trò chơi học tập”
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, ngày nay tình trạng ít quan tâm lịch sử dân tộc nước nhà ở lớp trẻ là khá phổ biến.Vì thế, để tạo cho học sinh sự hứng thú và ham thích và ham thích học tập môn học mới này, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã đề ra một số trò chơi nhằm giúp học sinh có thể nắm vững và hệ thống được chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Người Việt Nam cần phải biết nguồn cội của mình, biết những con người đã trải qua truyền thống hào hùng của dân tộc, về sự phát triển của loài người, từ đó chúng ta kế thừa, phát huy những gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới phát triển xã hội trong tương lai. Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc. Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của các thầy cô. Muốn thế phải thay đổi không những phương pháp dạy học mà chúng ta hay đổi hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề … có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên.
Như vậy học sinh phải học hỏi tìm hiểu môi trường xung quanh, thiên nhiên, văn hóa…Các em nắm rõ hơn địa danh, thiên nhiên trong môn Địa lí. Từ đó các em biết tự hào, tôn kính cội nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người toàn diện. Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài sự phối hợp hài hòa các phương pháp thì cũng cần tạo ra một không gian vui tươi, sôi nổi trong từng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc “Học mà chơi – chơi mà học” là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh tiểu học.
Vây để phối hợp việc “Học mà chơi – chơi mà học” trong từng hoạt động dạy- học được hay không ? Điều đó chắc chắn là được. Đó chính là “Các trò chơi học tập”.
Nếu giáo viên có sự chuẩn bị kĩ, biết tổ chức tốt, hợp lí “Các trò chơi học tập” thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh vì lẽ: Học sinh học tập kiến thức mới, ôn tập kiến thức cũ trong một môi trường thoải mái, nhẹ nhàng không gò bó.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó mà sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Lịch sử và Địa lí tại lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân” thực sự đạt hiệu quả không chỉ ở lớp, khối 4 mà có thể ở các khối lớp khác nếu giáo viên biết lựa chọn và sử dụng nó vào các hoạt động dạy học hợp lý.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn cho học sinh một số trò chơi, luật chơi củng cố kiến thức. Qua tranh ảnh học sinh nắm được các nhân vật và triều đại Lịch sử. Kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh. Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức cho các em. Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Các trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa Lí lớp 4
Áp dụng cho học sinh lớp 4C và học sinh toàn khối 4 trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát, hỏi đáp:
Một số phương pháp hỗ trợ khác: Đọc sách, tham khảo tài liệu Intenet…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
Lịch sử và Địa lí có vai trò trọng với cuộc sống thực tiễn, giúp các em biết nguồn cội của mình, biết được truyền thống hào hùng của dân tộc, biết rõ sự phát triển về loài người, nền văn hóa dân tộc, mà yêu quê hương yêu đất nước hơn. Để kế thừa và phát huy được trang vàng lịch sử các em quay ngược thời gian tìm hiểu, phân tích và đánh giá những sự kiện, nhân vật trong Lịch sử, nắm được các nền văn hóa, các danh lam thắng cảnh, sông ngòi, hoạt động sản xuất, trang phục, đặc điểm địa lí của một số vùng. Một số trò chơi áp dụng ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 có tác dụng tích cực đến việc học tập, giúp các em tự hào về quê hương, đất nước,con người Việt Nam.
Chúng ta đã biết môn Lịch sử và Địa lí là môn khoa học xã hội quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc lịch sử, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang ý nghĩa lịch sử, nền văn hóa riêng biệt của từng vùng, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ dược vận dụng ở các lớp 1, 2, 3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình.
Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động học tập.
Vậy là người thầy phải có phương pháp, hình thức dạy học như thế nào? Để truyền đạt được niềm say mê học môn Lịch sử và Địa lí đến các em mà không gây nhàm chán vẫn giúp học sinh phát huy tính tích cực tự chiếm lĩnh nguồn tri thức mói một cách chủ động nhất. Đặc biệt tâm lí học sinh Tiểu học dễ nhớ mau quên, sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền, thái độ nhút nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, chưa hăng say phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Do đó kết quả học tập chưa cao. Để góp phần hình thành con người toàn diện, giúp học sinh vận dụng kết quả vào thực tiễn trên con đường học tập của các em, tôi mạnh dạn đưa phương pháp trò chơi vào áp dụng cho môn Lịch sử, Địa lí lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn để nâng cao chất lượng học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]