SKKN Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4
- Mã tài liệu: BM0087 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1136 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể lớp
– Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh (trong đó có các hoạt động về học tập, các hoạt động về Đội thiếu niên
– Tổ chức các hoạt động giáo dục
Mô tả sản phẩm
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Đặc biệt người đặt nền móng đầu tiên cho các em đó chính là giáo viên Tiểu học. Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học được ví như là một người “hiệu trưởng nhỏ” – có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của từng lớp. Nhưng chắc chắn rằng mỗi lớp đều có học sinh có năng khiếu về học tập, về đạo đức, hoặc ngược lại cũng có lớp có học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, bố mẹ li thân, bố mẹ đi làm ăn xa… vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về phía năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những nguyên nhân từ phía gia đình học sinh hay chính các em. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn khi những năm đầu mới được phân công làm công tác chủ nhiệm. Nhưng hơn 10 năm được làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra rằng giáo viên chủ nhiệm mới là người có ảnh hưởng lớn nhất quyết định về chất lượng cũng như mọi hoạt động giáo dục của lớp. Chính vì lí do đó, bản thân tôi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp có thể áp dụng nâng cao công tác chủ nhiệm. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, bản thân đã tìm ra được một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm, đã áp dụng những kinh nghiệm đó vào công tác chủ nhiệm lớp đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Áp dụng đề tài này, học sinh lớp 4B của trường hứng thú hơn trong giờ học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin có kỹ năng làm việc hợp tác trong nhóm, phát huy năng lực sở trường; đặc biệt nâng cao chất lượng môn toán, tiếng Việt, thúc đẩy phong trào mũi nhọn tạo hứng thú học sinh tham gia ôn luyện toán qua mạng; tạo môi trường học tập nhân ái đối với học sinh khuyết tật góp phần nâng cao chất lượng đại trà.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong lớp, học sinh sống hòa đồng, yêu thương chia sẻ những khó khăn của bạn (học sinh khuyết tật) để học sinh khuyết tật tự tin đến trường.
Xây dựng cách học tập theo nhóm để các em phát huy hết năng lực sở trường về môn toán, môn tiếng Việt cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh giá nhận xét các bạn trong nhóm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp về công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học.
4. Giới hạn của đề tài
Một số biện pháp và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp tốt áp dụng cho học học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học ……….. và …………
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra.
– Phân tích, tổng hợp, nêu gương, tổ chức trò chơi.
– Phương pháp quan sát sư phạm
– Phương pháp đàm thoại
II Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Xây dựng gương điển hình về mọi mặt văn hóa cũng như năng lực, phẩm chất của các em. Để thực hiện mục tiêu đề tài này, người giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực quản lí toàn diện học sinh của lớp, quản lí và giáo dục học sinh là hai thể thống nhất có liên kết trực tiếp với nhau. Muốn giáo dục tốt phải quản lí tốt, quản lí tốt sẽ giúp giáo dục tốt. . .Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm đòi hỏi sự dày công của mỗi giáo viên bởi đời sống vật chất có phần ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tác động đến sự phát triển tư duy của các em.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đối với trường TH Nguyễn Viết Xuân, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục phát triển học sinh một cách toàn diện “ đức- trí- thể-mỹ”. Đồng thời HS trong trường đa phần đều là người Kinh, các em được trang bị đầy đủ SGK, dụng cụ học tập, cơ sở vất chất của trường tương đối. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Để có những định hướng mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức tốt, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt…
Trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân mỗi năm có tới hơn 10 thầy cô được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp. Cũng có thầy cô nhiều năm liền đều được làm công tác chủ nhiệm của một khối lớp nhưng cũng có thầy cô mỗi năm lại đảm nhiệm công tác chủ nhiệm của một khối lớp khác. Nhưng dù cho thầy cô nhận nhiệm vụ ở hình thức nào đi chăng nữa thì cũng có những thuận lợi và cũng không ít những khó khăn. Đối với bản thân tôi có nhiều năm liền được nhà trường giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 4, thì cũng có một phần thuận lợi là bản thân đã hiểu sâu về tâm lý lứa tuổi của học sinh khối lớp 4, mặc dù thế nhưng đối tượng học sinh mỗi năm một khác, hoàn cảnh gia đình của từng em khác nhau, chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà của lớp chủ nhiệm từng năm cũng khác nhau.
Một thực tế cho thấy có thầy cô có thâm niên nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng cũng chẳng mấy thuận lợi trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp mà đa phần thầy cô cứ chú trọng vào việc dạy cho học sinh toán, tiếng Việt,… mà quên đi ở lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ, tính hiếu động nên các em rất thích vừa học vừa chơi; “Chơi mà học; học mà chơi”. Ngoài những khó khăn trên thì lứa tuổi các em còn nhỏ nên chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập dẫn đến chưa tích cực và tự giác học bài, còn ham chơi các trò chơi vô bổ điện tử làm ảnh hưởng đến việc học tập.
Tập thể lớp 4B năm học ………..có sĩ số là 29 học sinh, trong đó đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, có 1 em bị khuyết tật; 4em có hoàn cảnh gia đình khó khăn ( hộ nghèo, bố mất ); 2 em bố mẹ ly dị ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm, chăm sóc và tình thương yêu của cha mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con cái, chưa tạo điều kiện cho con em tham gia các phong trào sợ con em mệt vất vả dẫn đến một số em còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, bày tỏ ý kiến còn ấp úng, diễn đạt câu từ lủng củng không rõ ý, thiếu nội dung. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a.Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nói riêng có thêm một số kỹ năng trong dạy học cũng như trong quản lý học sinh lớp mình chủ nhiệm nhằm đem lại hiệu quả 2 mặt giáo dục tốt nhất; góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
Thông qua việc áp dụng các giải pháp này nhằm xậy dựng được một tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ những buồn, vui trong cuộc sống cùng động viên nhau vươn lên trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày; giúp các em mạnh dạn, tự tin, tự lập, biết làm việc hợp tác đem lại hiệu quả cao trong mọi công việc. Học sinh lớp 4B của trường hứng thú hơn trong giờ học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin có kỹ năng làm việc hợp tác trong nhóm, phát huy năng lực sở trường; đặc biệt nâng cao chất lượng môn toán, tiếng Việt, thúc đẩy phong trào
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]