SKKN Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc Lớp 3 đối với dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BM3003 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 305 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc Lớp 3 đối với dân tộc thiểu số” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Thứ nhất: Vận dụng các kĩ năng hát và phương pháp rèn luyện cơ bản
Thứ hai: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối với kí hiệu ghi chép nhạc
Thứ ba. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối tượng lớp học.
Thứ tư: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Thứ năm: Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập “Đôi bạn cùng tiến”
Thứ sáu: Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống
Thứ bảy: Tăng cường luyện tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
- ĐĂT VẤN DỀ
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú, giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có một thế giới tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương pháp về kĩ năng ca hát, về lí thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các – Mác đã nói” Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp”.
Thực tế việc học âm nhạc với học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, các em chưa chú trọng đến việc học, nhiều em đọc bài còn chậm, thiếu dấu thanh nên dẫn đến tình trạng đọc lời ca, hát phát âm không rõ lời, không hiều được ý nghĩa, ca từ của bài hát. Vì vậy với mong muốn giúp các em hát tốt hơn, hay hơn, biễu diễn bài hát tự tin, sinh động hơn.
Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp rèn kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 dân tộc thiểu năm học ……….và năm học ……….. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu”.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng việc học môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu trong việc rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên có khả năng nâng cao năng lực chuyên môn.
Giúp học sinh phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện và nhận biết vị trí một số nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài- ngắn, cảm thụ khi nghe nhạc, mở mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và xã hội.
Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca…thông qua những bài hát các em biễu diễn giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu trọng tâm nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực cho học sinh, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, để các em xác định được trách nhiệm công dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó có văn hóa Âm nhạc.
Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân nhận thấy phần lớn các em chỉ hát thuộc lời ca mà chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 3, bởi vì ở lớp 3 ngoài phần học hát các em còn học thêm một số các nốt nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 và các cấp học tiếp theo.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
- Thuận lợi
Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT, toàn ngành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo dục toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng.
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy học.
Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDDT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh, dạy học lồng ghép các bài hát tài liệu địa phương.
- Khó khăn
Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đa số học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài giờ học các em còn phải phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy… nên chưa chú trọng đầu tư đến việc học, một số phụ huynh có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn ít quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đến môn học Toán, Tiếng việt… chưa thật sự quan tâm đến bộ môn Âm nhạc. Hơn nữa hoạt động âm nhạc chưa có điều kiện có phòng học âm nhạc riêng.
Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu tiết tấu. Đa số các em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp và nhà trường tổ chức.
Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản về âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biểu diễn bài hát, ngoài những em có phong cách trình bày tự nhiên, sinh động vẫn còn một số em không ham thích học hát và chưa thật sự tự tin biểu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện tính chất bài hát còn rất hạn chế. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu nghĩa của từ, nội dung bài hát, cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát. Mặt khác một số em không có tự giác trong học tập và sự tiếp thu kiến thức Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
Năm học | TSHS | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
………. | 99 | 5 | 5.0 | 84 | 84.8 | 10 | 10.1 |
………. | 101 | 6 | 5.9 | 84 | 83.1 | 11 | 10.8 |
Từ tình hình khảo sát thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt rất ít chiếm tỉ lệ từ 5 đến 6 %, trung bình khoảng một lớp đạt từ một đến hai học sinh hoàn thành tốt, còn lại là mức hoàn thành, và chưa hoàn thành. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi đưa ra một vài giải pháp để chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thứ nhất: Vận dụng các kĩ năng hát và phương pháp rèn luyện cơ bản
Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình học hát, các kĩ năng hát gồm có:
+ Tư thế hát
+ Hơi thở
+ Hát đồng đều
+ Hát chính xác và rõ lời bài hát.
Về tư thế hát: Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tư thế hát, khi đứng hát đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái không để tay lên bàn hay chống cằm. Khi ngồi hát hai tay đặt trên đầu gối, ngực thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Khi mà học sinh thực hiện đúng tư thế học hát rồi thì sẽ tạo cho việc hít thở thoải mái, phát âm, nhã chữ dễ dàng, tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi.
Về kĩ năng lấy hơi ( hơi thở): Chỉ huy, điều khiển học sinh biết cách lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát, khi các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi, đánh dấu những chỗ cần lấy hơi trong bài hát để học sinh thực hiện đúng và hát tốt.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết” SGK trang 12, chú ý cho học sinh lấy hơi ở đầu câu hát để các em sử dụng hơi thở linh hoạt hát đúng và đều giọng.
Về kĩ năng hát đồng đều có thể vận dụng phương pháp thu hút sự chú ý của học sinh bằng cách dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác bắt nhịp hoặc đánh đàn dạo nhạc ra hiệu lệnh đếm để vào bài hát.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Con chim non” SGK trang 14, bởi vì bài hát này thuộc nhịp 3/4 nên khi hát cần đếm nhịp 2/3 để học sinh hòa giọng hát.
Về kĩ năng hát chính xác, phát âm nhã chữ bài hát: Các em đa số là học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ các em còn nhiều hạn chế, đọc thiếu nhiều dấu thanh nên khi dạy hát tôi luôn tăng cường hỗ trợ Tiếng việt bằng cách tự tập đọc lời ca, tập đọc trôi chảy, mạch lạc, phát âm rành rọt, rõ lời, lấy bút chì gạch chân các tiếng có dấu luyến trong bài hát để tập đọc nhã chữ, khi đó khi tập hát dễ dàng hơn, hát đúng và rõ lời ca, các em hiểu được nội dung ca từ của bài hát, biết được sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca.
Ví dụ: Trong bài hát “ Em yêu trường em”, bài hát này dài và gồm hai lời ca, vì vậy yêu cầu học sinh tự tập đọc đúng lời ca, chú ý đọc đúng các dấu luyến trong bài ở những tiếng, từ: cô giáo, sách đến, vàn, nắng thu…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]