SKKN Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7
- Mã tài liệu: BM0149 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 267 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Buôn Trấp. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Buôn Trấp. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7 “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Kĩ năng lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp
3.2. Kĩ năng tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp
3.3. Kĩ năng phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
3.4. Kĩ năng tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho toàn lớp về những nội dung xây dựng lớp tự quản
3.5. Kĩ năng tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kỹ năng tự quản
3.6. Kĩ năng thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp
3.7. Phối hợp với giáo viên bộ môn
3.8. Kĩ năng tổ chức học sinh theo dõi chéo giữa các tổ
3.9. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
3.10. Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt
Mô tả sản phẩm
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoài những môi trường khác như gia đình, xã hội,… trường học nói chung và trường THCS nói riêng chính là môi trường quan trọng góp phần rèn luyện, hình thành nên tri thức và nhân cách của học sinh. Trong đó, vai trò của trường THCS là vô cùng quan trọng. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ở trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm chắc chắn ai cũng muốn lớp mình có những thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong các hoạt động của nhà trường. Ai cũng hiểu rằng nề nếp lớp là một yếu tố quyết định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây dựng nề nếp lớp là việc đầu tiên mà giáo viên phải quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Với định hướng của ngành giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, cho các em tự học, tự quản, tự chiếm lĩnh kiến thức. Qua kinh nghiệm cho thấy sự thành công hay thất bại dựa vào năng lực đội ngủ ban cán sự lớp. Như vậy ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng một lớp học vừa có nề nếp tự quản tốt vừa là một tập thể đoàn kết có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập và tham gia tốt mọi hoạt động của trường đề ra.
Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong năm học 2017 – 2018 này, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng trong giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh. Các phẩm chất, đạo đức, lối sống của con người nói chung, HS nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho HS THCS phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm phải là người nhiệt tình, tâm lý, yêu thương, quan tâm sâu sắc đến từng thành viên trong lớp. Định hướng cho các em thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường. GVCN cũng là người phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với ban đại diện cha mẹ của lớp, của trường để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Nhưng không thể làm thay cho các em mọi việc phải phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh để các em động viên giúp đỡ lẫn nhau và cùng vươn lên xây dựng một tập thể vững mạnh.
Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt của bản thân mỗi học sinh, là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những qui định của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại lợi ích cho lớp, cho mình, nề nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh.
Học sinh nói chuyện riêng, đùa giỡn hoặc làm mất trật tự thì bản thân các em sẽ không tiếp thu được bài còn làm ảnh hưởng đến cả lớp, làm cho các học sinh khác bị lôi cuốn theo.
Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian ổn định, có khi la rầy, tức giận làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm học sinh và khó đảm bảo chất lượng giờ dạy.
Rèn nề nếp lớp cũng chính là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau nầy. Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nề nếp lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các bạn. Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em. C.Mác và Ăng-ghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”.
2. Thực trạng của vấn đề
Vào đầu năm học 2017 – 2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7B. Qua tìm hiểu tôi được biết các em rất “quậy”. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi… nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, trong học nhóm… có nhiều em rất nghịch, hay chọc phá bạn, không nghiêm túc trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm. Qua biên chế lớp đầu năm trong lớp có tổng số 24 học sinh, trong đó có 10 em có học lực yếu, còn lại là trung bình không có khá giỏi. Mặt khác có nhiều học sinh trong lớp vẫn đa số là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
– Một số học sinh thiếu thốn tình cảm(chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi) như em Lê Văn Tình, Trương Thị Mỹ Trinh, Đặng Hoàng Long.
– Tuy phụ huynh rất quan tâm đến con em mình về việc học tập, nền nếp song vì bận đồng ruộng…vv nên nhiều gia đình không có thời gian để ý kèm cặp con em mình tốt nhất.
3. giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Kĩ năng lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp
Có hai cách hình thành:
– GVCN tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh.
– Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp trên thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
Nhưng tốt nhất, GVCN cần định hướng cho tập thể lựa chọn, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn, mục tiêu nội dung hoạt động của lớp để chọn được người gánh vác công việc của tập thể.
Khi lựa chọn những học sinh có đủ tiêu chuẩn vào đội ngũ cán bộ lớp, GVCN có thể hoặc tự mình lựa chọn rồi thông báo cho lớp biết, hoặc dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh rồi sau đó quyết định chính thức.
Nếu để tập thể học sinh tự lựa chọn thì phải tổ chức cho các em bỏ phiếu tín nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào cán sự lớp. Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai , đúng nguyên tắc , đảm bảo tính dân chủ, không áp đặt học sinh .
3.2. Kĩ năng tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp
Việc huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn ra ngay sau khi tập thể lớp đã lựa chọn được đội ngũ này. Trình tự các bước huấn luyện như sau:
– Tập hợp đội ngũ cán bộ lớp, tổ … nêu rõ mục đích của huấn luyện nhằm bồi dưỡng hiểu biết cho các em về ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp, về mối quan hệ công tác giữa các cán bộ lớp với nhau.
– Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, cán bộ chức năng, yêu cầu các em hãy ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện.
– Cho các em thảo luận, bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của lớp, định hướng vào công việc của từng loại cán bộ lớp.
– Nếu cần, có thể tổ chức huấn luyện riêng cho rtừng loại cán bộ lớp theo một chương trình huấn luyện do GVCN biên soạn.
3.3. Kĩ năng phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
– Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận, nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm.
– Cơ cấu của Ban cán sự lớp gồm:
+ Lớp trưởng.
+ Lớp Phó học tập.
+ Lớp Phó văn thể.
+ Lớp Phó lao động.
+Tổ trưởng tổ 1, 2, 3, 4.
– Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong học sinh.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống.
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp.
– Nhiệm vụ của các lớp phó:
+ Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
+ Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.
+ Tổ chức và quản lý học sinh thực hiện lao động và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp.
+ Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]