SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – Kỹ thuật – Lịch sử 9
- Mã tài liệu: BM9090 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1428 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú Hải Toại |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú Hải Toại |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – Kỹ thuật – Lịch sử 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học
3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá trình thiết kế và thực hiện bài học
3.3. Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của các hoạt động
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Lịch sử – Địa lý – Ngữ văn – Giáo dục công dân, Hóa – Lý, …..giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài.
Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra.
Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Bộ môn Lịch sử có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Qua đó học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở nền tảng kiến thức môn học, lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, nhằm góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lý nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và
lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đối với môn Lịch sử lớp 9, giai đoạn này rất gần với chúng ta, các em đã được học qua 3 năm lớp 6,7,8. Tuy nhiên khả năng tiếp thu kiến thức khoa học của các em chưa phải là tốt. Hơn nữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng “Nâng cao tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của học sinh trong học tập” cũng còn khó khăn, bỡ ngỡ cho học sinh, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cố gắng nhiều hơn.
Từ xuất phát điểm trên đây, nói về yêu cầu kiến thức của Giao viên THCS, tại thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Nói chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn của mình. Với bộ môn Lịch sử việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ Lịch sử trở nên sống động hơn. Vì thế các sự kiện trong môn Lịch sử được cụ thể hóa sinh động, trực quan qua những hình ảnh mà học sinh được quan sát. Từ đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn Lịch sử ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.
Bài “ Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật” được giảng dạy trong chương trình Lịch sử lớp 9. Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh nhận thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp học sinh nhận thức: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng.
Từ sự phân tích trên, là giáo viên dạy môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kỹ thuật – Lịch sử 9. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình, cùng với đồng chí, đồng nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng.
- Mục đích nghiên cứu
Để thấy được rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp – liên môn. Từ đó, cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của sự cần thiết phải tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trong cuộc sống.
Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp… trong quá trình giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kỹ thuật – Lịch sử 9.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:
– Sưu tầm và tham khảo tài liệu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]