SKKN Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thiết kế và lồng ghép các câu chuyện dân gian vào bài học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Công nghệ 7
- Mã tài liệu: BM7007 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 890 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thiết kế và lồng ghép các câu chuyện dân gian vào bài học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Công nghệ 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Thiết kế, lồng ghép các câu chuyện dân gian theo hình thức sân khấu hóa.
Biện pháp 2: Thiết kế lồng ghép các câu chuyện theo hình thức tổ chức trò chơi.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ | ||
I | Lý do chọn đề tài. | |
II | Thời gian thực hiện và đối tượng áp dụng. | |
III | Mục đích nghiên cứu | |
IV | Đối tượng nghiên cứu. | |
V | Phương pháp nghiên cứu. | |
VI | Phạm vi nghiên cứu | |
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | ||
I | Cơ sở nghiên cứu. | |
1 | Cơ sở lí luận. | |
2 | Cơ sơ thực tiễn. | |
II | Thực trạng việc lồng ghép các câu chuyện dân gian vào giảng
dạy bộ môn Công nghệ 7. |
|
1 | Thuận lợi. | |
2 | Khó khăn. | |
III | Nội dung và các biện pháp thực hiện. | |
1 | Biện pháp 1: Thiết kế, lồng ghép các câu chuyện dân gian theo
hình thức sân khấu hóa. |
|
2 | Biện pháp 2: Thiết kế lồng ghép các câu chuyện theo hình thức
tổ chức trò chơi. |
|
IV | Kết quả triển khai và bài học kinh nghiệm | |
1 | Kết quả đạt được | |
2 | Bài học kinh nghiệm | |
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ | ||
I | Kết luận. | |
II | Khuyến nghị. | |
Tài liệu tham khảo | ||
Phụ |
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên.
Ở cấp THCS, môn Công nghệ đề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹ thuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; nông – lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và thiết kế kỹ thuật; công nghệ và hướng nghiệp. Môn Công nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất và các năng lực chủ yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức tính trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; thông qua các hoạt động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp.
Tuy vậy, môn Công nghệ ở trung học cơ sở hiện nay đang được phần lớn học sinh học một cách miễn cưỡng và xem đó là “môn phụ”. Bộ môn được coi là môn phụ nên học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Chủ yếu học sinh tập trung vào các môn sẽ thi vào 10 nên đa số các em không đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn này. Dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập môn Công nghệ; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ môn học đã đề ra và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh giáo viên cần phải coi trọng việc khơi dậy hứng thú học tập, tính tích cực, tự lực, chủ động của HS, đồng thời quan tâm tới việc xây dựng nguồn học liệu hỗ trợ, phương pháp, tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học đa dạng, phong phú.
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thiết kế và lồng ghép các câu chuyện dân gian vào bài học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Công nghệ 7”.
- Thời gian thực hiện và đối tượng áp dụng.
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020 đến nay.
- Đối tượng: Học sinh lớp 7 – Trường THCS Vạn Phúc.
+ Lớp thực nghiệm: 7A, 7B, 7D.
+ Lớp đối chứng: 7C, 7E, 7G.
- Mục đích nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh thiết kế và sử dụng hiệu quả cốt truyện để nâng cao chất lượng học tập.
- Phát huy được các kĩ năng của học sinh.
-Tạo hứng thú trong học tập bộ môn, khám phá văn học và khoa học.
- Phát huy năng lực sáng tạo, tự học, hợp tác, giao tiếp của học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng câu chuyện dân gian trong dạy học môn Công nghệ.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phạm vi nghiên cứu
Trường THCS Vạn Phúc- Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở nghiên cứu
- Cơ sở lí luận.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 24/01/2018 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Một trong những vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học là việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả các nguồn tư liệu, đồ dùng dạy học giúp tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
Căn cứ vào công văn 3892/BGDĐT-GDTrH ngày 28/08/2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020, một trong những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện đó là đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy các kĩ năng, năng lực cần thiết cho học sinh. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ năm học, việc làm cần thiết của giáo viên là phải tích cực đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
- Cơ sở thực tiễn.
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy, điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh dễ tiếp cận với bộ môn công nghệ. Để từ đó có sự yêu thích say mê môn học bởi môn công nghệ là một môn học khô khan và ít được coi trọng. Hơn nữa nhà trường thiếu giáo viên đào tạo đúng chuyên môn nên việc trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp còn hạn chế. Mặt khác, học sinh còn coi nhẹ, không có hứng thú học tập. Ngay từ những năm đầu trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy trong một lớp tỉ lệ học sinh yêu thích môn học còn ít chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối năm của học sinh.
Trước khi thực hiện giải pháp, giáo viên đã tiến hành phát phiếu điều tra học sinh lớp 7 về việc thiết kế, sưu tầm và lồng ghép câu chuyện dân gian vào tiết học môn Công nghệ kết quả thu được như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 1
- 174
- 1
- [product_views]
- 0
- 184
- 2
- [product_views]
- 4
- 108
- 3
- [product_views]
- 5
- 129
- 4
- [product_views]
- 2
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 135
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 552
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 223
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 1092
- 10
- [product_views]