SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM0076 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 849 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Giáo viên phải nắm rõ mục đích, vai trò của trò chơi
– Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung về giáo dục BVMT cho học sinh Tiểu học để sưu tầm, thiết kế các trò chơi cho phù hợp
– Sưu tầm, thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung giáo dục
– Tổ chức cho học sinh chơi
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra ở qui mô rộng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cư dân trên Trái đất. Mỗi năm thế giới có hơn 2,2 triệu người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém gây ra. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn, là việc làm cấp bách vì thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Đây còn là vấn đề khoa học có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của từng nước và của cả nhân loại. Vấn đề bảo vệ môi trường đang được các quốc gia trên toàn thế giới cùng chung tay thực hiện.
Trong những giải pháp bảo vệ môi trường của các quốc gia, giáo dục là giải pháp hàng đầu, bởi lẽ một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần gây hủy hoại môi trường là sự thiếu hiểu biết của con người. Chính vì vậy việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được triển khai cho mọi người ngay từ thưở ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành nhằm trang bị những hiểu biết về môi trường và rèn các kĩ năng, hành vi bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15/11/ 2004, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TƯ về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Ngày 17/10/2001, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và ngày 2/12/2003 ban hành Quyết định số 256/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31/1/ 2005 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ra chỉ thị số 02/2005/CT- BGD &ĐT về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Năm học 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/ CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một cuộc phát động lớn của ngành thông qua cuộc phát động hình thành ở học sinh có thái độ hành vi ứng xử phù hợp, thể hiện tình yêu thương thân thiện với mọi người và môi trường xung quanh.
Sau khi được dự lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) cho học sinh tiểu học, tôi được biết để thực hiện tốt và có hiệu quả mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường Tiểu học trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
– Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường qua các môn học.
– Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.
– Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
Giáo dục BVMT là một nội dung giáo dục trong trường Tiểu học. Do đặc thù của nó, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai…
Trong các phương pháp dạy học trên, trò chơi là phương pháp các em học sinh thích tham gia nhất. Vì trò chơi là một hoạt động quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ em. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Đúng như A.M. Go- rơ- ki đã nhận xét “ Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi.”
Tuy nhiên vì đây là năm học đầu tiên thực hiện việc giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học thông qua các môn học nên việc tổ chức trò chơi cho học sinh khi giảng dạy còn nhiều hạn chế. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: việc lựa chọn trò chơi, thời gian chuẩn bị, thời gian tổ chức chơi, ….Điều này làm cho những người giáo viên đứng lớp như tôi luôn trăn trở và suy nghĩ. Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học
Trần Bình Trọng”
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI GÓP PHẦN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG:
Yêu cầu mục đích giáo dục môi trường cho học sinh quá rộng nhưng điều kiện thực tế để giáo dục lại còn quá hạn chế, nên việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở Trường tiểu học Trần Bình Trọng gặp nhiều khó khăn:
– Kiến thức thức thực tế về môi trường của học sinh còn quá hạn hẹp.
– Nhận thức về bảo vệ môi trường trong quần chúng ở địa phương chưa cao nên dẫn đến ý thức tự giác BVMT của học sinh còn hạn chế
– Do tâm sinh của lứa tuổi dễ nhớ nhưng chóng quên nên việc thực hiện bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên.
– Kế hoạch về bảo vệ môi trường giữa địa phương và nhà trường chưa được thống nhất nên kết quá giáo dục chưa cao.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI GÓP PHẦN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Giáo viên phải nắm rõ mục đích, vai trò của trò chơi:
Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em:
– Nhận thức hiện thực môi trường xung quanh
– Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi BVMT.
– Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những hành vi, cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những hành vi và thói quen có lợi cho môi trường.
2. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung về giáo dục BVMT cho học sinh Tiểu học để sưu tầm, thiết kế các trò chơi cho phù hợp:
2.1 Mục tiêu giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học nhằm:
+ Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu:
– Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng.
– Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
– Ô nhiễm môi trường.
– Biện pháp BVMT xung quanh ( nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố phường,..)
+ Làm cho học sinh bước đầu có khả năng:
– Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi ( trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh – sạch- đẹp) – Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.
– Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
– Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường, lớp, quê hương, đất nước.
– Thân thiện với môi trường.
– Quan tâm đến môi trường xung quanh.
2.2 Nội dung giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]