SKKN Một vài kinh nghiệm về cách thức tổ chức giờ dạy học Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực học sinh
- Mã tài liệu: BM9121 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 918 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm về cách thức tổ chức giờ dạy học Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tạo tình huống thực tiễn, khoa học, hấp dẫn
2.3.2. Tổ chức trò chơi
2.3.3. Tổ chức thảo luận nhóm
2.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy
2.3.5. Sử dụng phương tiện trực quan
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay là chương trình giáo dục theo định hướng năng lực, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành. Để bắt kịp với xu hướng của thời đại và phù hợp với tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi lớn hiện nay thì đổi mới trong giáo dục là một điều tất yếu. Việc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu môn học đã đề ra, tạo không khí hứng thú trong giờ học, giúp học sinh yêu thích say mê môn học kiểu như: “có thích mới nhích tư duy” thì phải xem dạy học là một nghệ thuật và giáo viên là một nghệ sĩ. Bản chất của hoạt động dạy học là sự kết hợp của khoa học công nghệ với nghệ thuật của người dạy. Vì vậy trong dạy học giáo viên ngoài vốn hiểu biết sâu rộng và có phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn cũng cần có những sáng tạo nghệ thuật trong dạy học. Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một vài kinh nghiệm về cách thức tổ chức giờ dạy học Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực học sinh” (Lớp 9C trường THCS Minh Khai – Thành phố Thanh Hóa). Hi vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc cải tiến phương pháp dạy học theo xu thế đổi mới hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Một vài kinh nghiệm về cách thức tổ chức giờ dạy học Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực học sinh” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt và phát triển năng lực cho học sinh lớp 9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu dạy học phần Tiếng Việt lớp 9 và tiến hành thực nghiệm ở học sinh lớp 9C trường THCS Minh Khai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi kết hợp vận dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể sau:
– Phương pháp phân tích, phân loại tài liệu liên quan đến việc dạy học Tiếng Việt.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê hứng thú, kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng phương pháp trong dạy học Tiếng Việt để đối chứng.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong dạy học Ngữ văn không thể thiếu phần Tiếng Việt. Nếu tác phẩm văn chương tác động nhiều đến tình cảm thì dạy học Tiếng Việt tác động nhiều đến tư duy học sinh. Dạy học Tiếng Việt phải hình thành ở học sinh năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua đó rèn luyện tư duy. Sau đó, giúp học sinh những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, câu, đoạn…) để có ý thức sử dụng Tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho các em yêu quí Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. Tuy nhiên phân môn Tiếng Việt lại vừa khô vừa khó. Một đơn vị kiến thức Tiếng Việt đưa vào bài học thường ngắn nhưng tiếp thu và hiểu thấu đáo, chuẩn xác về nó thì không đơn giản. Vì vậy để phát huy hiệu quả giờ dạy học Tiếng Việt tôi thiết nghĩ chúng ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần sử dụng cách thức dạy học linh hoạt và có sự sáng tạo nghệ thuật trong dạy học. Có như thế mới lôi cuốn hấp dẫn, kích thích được tư duy của học sinh, đưa học sinh vào vai trò trung tâm của hoạt động học.
- 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Việc giảng dạy của giáo viên
Thực tế hiện nay nhiều giáo viên đã có ý thức vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhưng chưa nắm vững đặc trưng của môn Tiếng Việt, chưa nắm chắc mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học các tri thức Tiếng Việt vì vậy mục đích chính mà giáo viên hướng tới chủ yếu là học sinh tiếp thu được kiến thức gì (học cái gì) chứ không phải là học như thế nào. Khi hướng dẫn học sinh thực hành nhiều giáo viên còn mang tâm lí “sợ” thoát li kiến thức từ sách giáo khoa, ít mở rộng phần luyện tập, thiếu tính độc lập sáng tạo trong việc tổ chức dạy học. Một bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết, đam mê với nghề, lên lớp chưa có sự linh hoạt, sáng tạo chỉ tái hiện sách giáo khoa một cách đơn điệu, dạy xuôi một chiều nên hiệu quả đạt được chưa cao. Trong tiết dạy người thầy là trung tâm, dạy theo lối cung cấp, truyền thụ cho học sinh kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa và thường áp đặt luôn kiến thức vào học sinh buộc học sinh phải công nhận luôn kiến thức đó. Học sinh tiếp nhận và làm theo như một cái máy mà không hiểu thực chất của vấn đề. Ý thầy nói luôn trở thành “chân lý” mà học sinh chỉ biết tuân theo và chấp nhận. Như vậy, học sinh ít có cơ hội sáng tạo, ý chí muốn vươn lên của học sinh có nhiều khả năng bị hạn chế. Học sinh không phát huy được năng lực vốn có của mình. Dần dần dẫn đến “mòn” trí tuệ của bản thân. Nhiều giờ dạy học còn rất nặng nề khô cứng thậm chí căng thẳng hoặc mờ nhạt.
2.2.2. Việc học tập của học sinh
Căn cứ việc quan sát hứng thú và kết quả học tập của học sinh khi học Tiếng Việt ở lớp 9 chúng tôi thấy rằng thực chất sự thành công trong một giờ dạy học Tiếng Việt không chỉ có sự nỗ lực từ phía giáo viên mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học thụ động, đối phó của các em học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Một số ít các em học sinh còn mang tính thực dụng, tức thời, cho rằng học chủ yếu để phục vụ cho các kì thi mà điểm số phân môn Tiếng Việt ít nên còn học đối phó. Học theo phương pháp mới đòi hỏi phải dành nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập xử lí thông tin khoa học…Tuy nhiên các em chưa có sự đầu tư thích đáng cho môn học, chưa hình thành được tư duy phản biện, độc lập trong học tập, chưa vận dụng được vào thực tế đặc biệt là chưa thực sự hứng thú trong học tập.
Từ thực trạng đó chúng tôi thấy rằng cần có những giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục tiêu dạy học, phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc sử dụng một số cách thức dạy học Tiếng Việt theo tinh thần đổi mới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo tình huống thực tiễn, khoa học, hấp dẫn
- Khái niệm và vai trò
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]