SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào dạy học từ ngữ trong chương trình Ngữ văn 8
- Mã tài liệu: BM8102 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 961 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào dạy học từ ngữ trong chương trình Ngữ văn 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Giải pháp 1: Chuẩn bị chu đáo cho việc soạn giảng đạt hiệu quả.
2. Giải pháp 2: Thiết kế giáo án
3. Giải pháp 3: Thực hiện dạy trên lớp
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Nhà văn nổi tiếng người Pháp An-phông-xơ Đô-đê từng viết: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ còn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù” [1, Tr.52]. Đúng vậy, tiếng mẹ đẻ có một vai trò vô cùng quan trọng mà bất kì một quốc gia nào cũng không thể phủ nhận, nó khẳng định bản sắc riêng, chủ quyền riêng của một dân tộc. Vì vậy, dạy học tiếng Việt trong nhà trường là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy tiếng nói dân tộc cũng là cơ sở để giữ vững nền độc lập của đất nước. Mà cơ sở đầu tiên của tiếng Việt là từ ngữ, bởi muốn học sinh sử dụng tốt tiếng Việt thì phải làm cho các em có một vốn từ phong phú.
Tuy nhiên việc dạy học từ ngữ tiếng Việt như thế nào cho hiệu quả là điều mà các giáo viên bộ môn Ngữ văn quan tâm và tìm cách thực hiện bởi tiếng Việt là ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú cả về mặt ngữ âm lẫn ngữ nghĩa. Điều khó khăn nhất là đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa – nơi có nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nói tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em cho nên để cho các em yêu thích, hứng thú trong việc học từ ngữ tiếng Việt khiến các giáo viên trăn trở, tìm hướng giải quyết. Hưởng ứng và tích cực thực hiện phong trào “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”, nhiều giáo viên đã không ngừng tìm tòi đưa ra nhiều phương pháp để thực nghiệm, cố gắng tìm một hướng đi hiệu quả trong việc dạy học từ ngữ cho học sinh. Thế nhưng để tìm ra được biện pháp tối ưu là rất khó, cần có sự giúp sức của nhiều người.
Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi cũng mong muốn được đóng góp phần nào vào việc nâng cao chất lượng phân môn tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ nói riêng. Bản thân cũng đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực và nhận thấyphương pháp trực quan có khả năng đem lại hiệu quả với đối tượng học sinh vùng đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Nó sẽ khiến cho bài dạy sinh động hơn, kích thích hứng thú cho học sinh và làm cho các em dễ hiểu hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu
Với việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào phần từ ngữ tiếng Việt, tôi muốn đem lại cho các em sự hứng thú trong các giờ học tiếng Việt. Qua đó dễ nắm bắt bài hơn, ứng dụng vào giao tiếp tốt hơn, sử dụng tiếng Việt chuẩn hơn đó cũng là cách bảo vệ sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
Để đạt được mục tiêu, tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Xác định cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp trực quan vào dạy học
Điều tra, quan sát thực tế việc sử dụng phương pháp trực quan vào dạy học tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ nói riêng
Đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp trực quan vào dạy học tiếng Việt trong chương trình THCS
Triển khai thực nghiệm tại lớp 8A1 và 8A3 trường THCS Tô Hiệu, năm …………
Phần thứ hai:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận của vấn đề
Từ ngữ tiếng Việt là công cụ giao tiếp, tư duy, là phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ, là nền tảng cho các hoạt động xã hội của người Việt. Vì vậy, dạy học từ ngữ tiếng Việt là không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho mọi thế hệ có một vốn kiến thức tiếng Việt đủ để thực hiện mọi hoạt động xã hội, phục vụ cho bản thân và sự nghiệp xây dựng đất nước. Điều đó cho thấy việc dạy và học tiếng Việt vô cùng quan trọng buộc cả người dạy lẫn người học phải hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thật không dễ cho cả việc dạy lẫn việc học khi mà “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” [2, Tr.35], rất phong phú, đa dạng cả về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa và khá phức tạp về mặt ngữ pháp. Người học rất mơ hồ trong việc tiếp thu khiến cho người dạy vất vả trong việc tìm phương pháp để truyền tải kiến thức làm cho các tiết học tiếng Việt thiếu hứng thú. Để tạo được sự nhẹ nhàng, thoải mái cũng như hứng thú trong các tiết học từ ngữ tiếng Việt và sự tiếp thu của học sinh được dễ dàng hơn, mỗi giáo viên bộ môn Ngữ văn đều phải tìm cách khắc phục nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Theo tôi thì phương pháp dạy học trực quan cũng khá phù hợp trong việc dạy học từ ngữ. Bởi “phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học giúp học sinh tri giác trực tiếp sự vật, hiện tượng một cách sinh động và gây hứng thú cho học sinh, trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm”[4]. Quả thựctiết dạy mà sinh động, tạo được hứng thú thì bao giờ cũng đem lại kết quả tốt, hơn nữa với việc tri giác trực tiếp sự vật hiện tượng sẽ giúp các em dễ hiểu và ghi nhớ lâu hơn. Đây cũng là một trong những cách thu hút đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số học tiếng Việt.
Mặc dù phương pháp này không mới lạ với giáo viên nhưng việc sử dụng còn quá ít và chưa được đầu tư để phát huy điểm mạnh của nó. Gần đây đã có nhiều người đề cập đến phương pháp này ở một số bộ môn Trung học cơ sở, trong đó có phân môn tiếng Việt của bộ môn Ngữ văn. Tất cả đều cho thấy những cái hay, cái lợi thế của phương pháp và đưa ra những giải pháp khá hữu hiệu. Đồng quan điểm đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm Phương pháp dạy học trực quan vào dạy học phần từ ngữ Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
II.Thực trạng của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Tô Hiệu, tôi nhận thấy việc tiếp thu các bài về từ ngữ của học sinh còn rất chậm, đặc biệt là đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có vẻ rất khó khăn trong việc sử dụng từ tiếng Việt để giao tiếp bởi bất đồng với tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt lại khá phức tạp. Mặc dù tiếng Việt hay và đẹp nhưng các em không cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà chỉ thấy khô khan, trừu tượng nên không hứng thú, tiết học thiếu sôi nổi. Không khí lớp học cũng làm ảnh hưởng không ít đến cảm hứng của giáo viên. Không những thiếu hứng thú mà giáo viên còn gặp khó khăn trong việc truyền đạt cho các em hiểu. Vì vậy mà chất lượng phân môn tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ nói riêng là rất thấp. Qua khảo sát chất lượng phần từ ngữ ở lớp 8A2 và 8A4 năm học …………, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp | TSHS | Trên TB | Dưới TB | ||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | ||
8A2 | 34 | 19 | 55,9 % | 15 | 44,1 % |
8A4 | 38 | 22 | 58% | 16 | 42 % |
Tổng cộng | 72 | 41 | 56,9% | 31 | 43,1% |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]