SKKN Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp thông qua hình thức phân quyền cho học sinh tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ nhằm phát huy tinh thần dân chủ trong trường học
- Mã tài liệu: MT0080 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 501 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp thông qua hình thức phân quyền cho học sinh tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ nhằm phát huy tinh thần dân chủ trong trường học”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phân biệt rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa đội ngũ ban cán sự lớp và các cá nhân có khả năng quản lí, phân công thực hiện nhiệm vụ trong các nhóm/ đội của lớp
2.2. Phương pháp lựa chọn đội ngũ cán bộ có khả năng quản lí và thực hiện nhiệm vụ
2.3. Kinh nghiệm phân quyền thực hiện cho HS qua việc xây dựng các ban, đội nhóm phụ trách các lĩnh vực cụ thể
2.4. Thường xuyên nắm tình hình lớp học và công việc được giao bằng nhiều kênh
2.5. Đảm bảo việc đánh giá, thi đua, khen thưởng khách quan, công bằng bằng nhiều hình thức đa dạng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đảm bảo công bằng dân chủ giữa người quản lí- người dạy- người học luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà trường và là một trong những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục để hướng tới xây dựng những mô hình “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”, “cá nhân hạnh phúc”. Cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh, nếu môi trường giáo dục càng lành mạnh, thân thiện, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái thì HS càng có điều kiện học tập tốt, chất lượng giáo dục được nâng cao, và ngược lại. Điều đó đồng nghĩa với việc, để làm nên thành công của sự nghiệp giáo dục, yếu tố tiên quyết là việc xây dựng môi trường.
Để khát vọng xây dựng được không gian văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn văn minh đạt được thành công như mong đợi, người làm công tác CN đóng một vai trò rất quan trọng. Quả không sai khi nói rằng, GVCN lớp là “nhà quản lý không có dấu đỏ” (PGS.TS Đặng Quốc Bảo), bởi GVCN là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách HS. Một người GVCN giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Vai trò của những “người cha, người mẹ thứ hai” quan trọng là thế, nhưng không đồng nghĩa với đó, là việc GVCN nghiễm nhiên biến mình thành linh hồn lớp học, trung tâm của hoạt động giáo dục. Người làm công tác CN không thể tự cho phép mình toàn quyền chỉ đạo, điều hành quyết định hết tất cả mọi việc trong “ngôi nhà nhỏ”- lớp mình CN mà ít hoặc không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và ý kiến cá nhân HS- người đồng hành không thể thiếu cùng thầy cô trong sự nghiệp giáo dục. Điều đó càng trở nên thiếu hợp lí, khoa học khi hiện nay, chương trình GDPT đang ngày càng có sự đổi mới theo hướng “lấy HS làm trung tâm” của hoạt động dạy-học. Nếu nhận thức đúng đắn và sâu sắc về trách nhiệm của người làm giáo dục, GVCN chỉ nên coi mình như một nhà quản lý với các vai trò cơ bản như người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp với Nhà trường và PH HS. Đồng thời, đặc biệt coi trọng quyền bình đẳng, dân chủ và tôn trọng khả năng của người học…Và chỉ khi GVCN nhận thức đúng vai trò của mình, HS mới thực sự có thể trở thành “trung tâm của lớp học”, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ biển hiệu, hình thức.
Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phương pháp giáo dục tích cực. Không lẽ trong công tác CN chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc – thầy là trung tâm của tất cả. Mỗi thầy, cô giáo cần phải đổi mới cả trong công tác CN. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế, HS mới được rèn luyện kỹ năng, nhân cách HS mới được xác lập bền vững, … chất lượng giáo dục mới được nâng cao, đáp ứng với xu thế chung của thời đại, của chương trình GDPT mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CN của mình, bản thân chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lớp học và các hoạt động phong trào đã giúp ích không nhỏ cho sự phát triển phẩm chất năng lực của các em, đồng thời qua đó cũng góp phần xây dựng môi trường học đường có văn hóa, lành mạnh, phát huy được tinh thần dân chủ, bắt kịp với yêu cầu của tình hình dạy học mới. Xác định được vai trò, giá trị của cách làm này trong công tác CN lớp, chúng tôi mạnh dạn đem những hiểu biết của mình xây dựng thành đề tài “Nâng cao chất lượng công tác CNlớp thông qua hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện nhằm phát huy tính dân chủ trong trường học”. Với hi vọng, những phương án mà đề tài đưa ra sẽ góp thêm tiếng nói chung trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS trong nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về công tác CN lớp trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện nhằm phát huy tính dân chủ trong trường học. Từ đó, xây dựng các biện pháp và cách thức thực hiện hình thức này có hiệu quả
- Hệ thống kết quả sau khi đã thực hiện áp dụng đề tài nghiên cứu
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thực hiện hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lớp CN ở trường THPT.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc phát huy tinh thần dân chủ của HS ở các lớp học, thực tế năng lực quản lí và thực hiện nhiệm vụ của HS trong lớp CN nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Đề xuất một số biện pháp, cách thức nhằm thực hiện tốt hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện các nhiệm vụ học tập và thi đua trong lớp CN nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của HS theo chương trình GDPT 2018.
3.2. Phạm vi nghiên cứu – Về nội dung: Nghiên cứu cách triển khai thực hiện hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện nhằm phát huy tính dân chủ trong trường học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác CN lớp
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2018 đến nay (năm học 20222023).
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở trường THPT Hoàng Mai
- Phương pháp nghiên cứu: Để làm đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác CN lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến sáng kiến.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra (Phiếu hỏi).
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp tổng kết, đánh giá.
4.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ – Thống kê toán học.
- Bảng biểu.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, xuất phát từ thực tiễn thiết thực có tính khả thi cho HS trong lớp CN như đã được đề xuất trong SKKN thì có thể nâng cao được chất lượng công tác CN lớp, giúp HS phát huy khả năng tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, cũng có thể phát huy tính dân chủ trong trường học
6. Đóng góp mới của đề tài
– Về mặt lí luận: Làm rõ hơn các nội dung liên quan đến tinh thần dân chủ, khả năng tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ của HS ở trường THPT – Về mặt thực tiễn:
Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện tốt hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện các nhiệm vụ học tập và thi đua đã góp phần xây dựng, phát triển môi trường giáo dục dân chủ, bình đẳng, đảm bảo sự tôn trọng của người học trong Nhà trường hiện nay. Đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao nâng cao chất lượng giáo dục.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo văn bản chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nên đã đem lại kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Hoàng Mai trong những năm qua.
Những cách làm đã được trình bày ở đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài, áp dụng qua nhiều năm làm công tác CN lớp và đảm bảo tính khả thi, có chất lượng hiệu quả. Nhưng trong thời gian qua chưa có đơn vị, cá nhân nào nghiên cứu hệ thống thành đề tài nghiên cứu khoa học để triển khai áp dụng và nhân rộng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]