SKKN Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5
- Mã tài liệu: BM5064 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 178 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5“ triển khai các biện pháp như sau:
• Nắm chắc các quy trình dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch.
• Khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo trong tạo hình qua các hoạt động dạy học.
• Xây dựng những tình cảm tốt đẹp qua từng tiết học.
• Các phương pháp dùng trong sáng kiến đưa quy trình tạo hình 3D vào dạy và học ở các tiết sáng tạo từ những vật tìm được.
• Một số hình thức tổ chức khi dạy học Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là kết quả của cảm xúc, chứ không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên.
Đối với môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà – là khả năng biết cảm nhận và vận dụng cái đẹp vào trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Mĩ thuật có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hướng con người đi tìm cái đẹp.Từ lâu Hội họa đã cuốn hút trẻ thơ với sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp OWiter Rodanh đã nói: “Thế giới chỉ có được hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ”. Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày .
Theo những năm trước thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp. Theo cách dạy này học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản của Hội họa cũng khá phù hợp với học sinh Tiểu học như:
+ Cách sử dụng chất liệu màu vẽ như sáp, chì, tẩy…
+ Cách vẽ màu cơ bản cho đều mịn.
+ Kiến thức về tranh chân dung, trang trí đối xứng…
Tuy nhiên phương pháp cũ này còn bất cập đối với học sinh:
+ Thường làm việc đơn lẻ.
+ Hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành và không phát huy được tính sáng tạo.
+ Khả năng nói, diễn đạt bị hạn chế.
Hoạt động mĩ thuật của học sinh chủ yếu là hoạt động thực hành trên khuôn khổ giấy A4, Vở tập vẽ hoặc Vở thực hành nên hạn chế sự tương tác với bạn bè và giáo viên; về chất liệu cũng hạn chế, chủ yếu là vẽ sáp màu trên giấy, xé dán hoặc nặn. Các bài tập ở phân môn Vẽ theo mẫu tuy rèn cho học sinh biết cách quan sát, biết cách vẽ hình, bài vẽ gần giống mẫu… nhưng đa phần các bài vẽ theo mẫu còn nặng về lý thuyết và kĩ thuật không khuyến khích khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh; các bài thuộc phân môn vẽ tranh; vẽ trang trí; thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng có nội dung độc lập, riêng lẻ, thiếu tính liên kết và phát triển.
Từ năm học ………..Phòng GD&ĐT đã tổ chức lớp tập huấn Vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh của dự án SAEPS vào chương trình hiện hành trong các trường Tiểu học do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ.
Với phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng mới trong chương trình Mĩ thuật hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, học sinh được “Học mà chơi, chơi mà học”. Các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo.Với 7 quy trình mới học sinh có thể vẽ, nặn, xé dán, tạo dáng 2D, 3D, làm con rối, tận dụng các vật dụng còn lại để sáng tạo. Trong đó có quy trình Tạo hình 3D.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước thay đổi hình thức và phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học Mĩ thuật.
Vậy để khơi dậy cho học sinh khả năng tư duy, óc sáng tạo trong giờ tạo dáng, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật. Cụ thể là việc giáo viên tìm ra phương pháp giúp học sinh học tốt nội dung tạo dáng từ những phế liệu tìm được. Qua đó rèn kĩ năng nhận biết, cảm nhận trước cái đẹp cho các em nhằm thực hiện đúng mục tiêu giáo dục là phát triển con người toàn diện. Đó là lí do tôi viết và vận dụng sáng kiến “Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Thắng”.
- Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh Tiểu học thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập.
Giúp học sinh có thói quen tìm tòi, thu gom, cất giữ, chuẩn bị nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để phục vụ tốt cho mỗi chủ đề học.
Tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm để học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt.
Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học.
Vì vậy việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là cách để ghi và xem xét lại quá trình thực hành giảng dạy, để hoàn thiện kỹ năng sư phạm của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì cần phải làm tốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt. Việc tự phân tích thiết yếu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên, đồng thời giúp cho mỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn.
- Đối tượng nghiên cứu.
– Chủ thể: Một số biện pháp giúp học sinh tạo sản phẩm tạo hình 3D theo chủ đề.
– Khách thể: Học sinh khối 5 trường Tiểu học Xuân Thắng.
- Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
Phương pháp sưu tầm tài liệu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu. Tài liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồng nghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet – một công cụ thuận tiện để tiếp cận nhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú. Tuy vậy khi tham khảo cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để sàng lọc những thông tin (vì không phải thông tin nào cũng là đúng) thì mới tìm được nguồn thông tin phù hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức, thái độ của cá nhân đối với vấn đề học bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch).
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta những tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác. Thông qua quá trình quan sát, giáo viên ghi nhận lại tình hình học tập của học sinh, những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất.
Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động tác động vào học sinh trong quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giải pháp.
- Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
Là giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Xuân Thắng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là môn học bắt buộc trong trường Tiểu học cùng với các môn khác. Vì vậy, trong giáo dục, mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cũng được coi trọng. Cụ thể là:
– Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.
– Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận, sáng tạo và trí tưởng tượng của các em.
– Vận dụng được những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. .
– Hình thành ý thức của các em biết bảo vệ, thân thiện với môi trường.
– Ngoài ra qua môn học giáo dục các em kĩ năng sống, lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, hình thành tình cảm của bản thân qua từng sản phẩm và tăng khả năng thuyết trình cho các em… nên tôi đã sử dụng phương pháp dạy học mới của Đan Mạch để Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Thắng.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trong thực tế môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng. Hằng ngày có nhiều loại phế liệu được thải ra ngoài môi trường mà vẫn có thể tái sử dụng được. Hiểu được điều đó, qua sự tò mò tôi đã sáng tạo được nhiều đồ vật mới từ những phế liệu người khác đã bỏ đi có công dụng mới mà khá đẹp mắt. Với cách sắp xếp bài dạy theo chủ đề có thể dồn ba đến bốn tiết như bây giờ thời gian thực hành được nhiều hơn và các em được làm việc nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo. Tôi áp dụng phương pháp mới trong Mĩ Thuật của Đan Mạch quy trình tạo hình 3D nhằm gây được hứng thú học tập cho HS ở một số nội dung như sáng tạo từ những vật tìm được.
Đây là phương pháp dạy học mới với mục tiêu chỉ lấy học sinh làm trung tâm, kích thích tư duy sáng tạo, khám phá, biểu đạt thông qua nghệ thuật thị giác.
- Tìm hiểu thực trạng của việc tạo hình 3D.
* Thuận lợi:
– Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm mĩ thuật và qua nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn của ngành cùng với sự góp ý tận tình từ phía BGH và các đồng chí, đồng nghiệp có bề dày trong chuyên môn ở trường.
– Hiện nay đối với môn Mĩ thuật được ngành trang bị đầy đủ, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cụ thể, máy chiếu, trang bị tranh cùng đồ dùng môn Mĩ thuật rất phong phú.
– Có rất nhiều đồ vật phế liệu trong mỗi gia đình.
* Khó khăn:
– Chuyên môn chưa sắp xếp được 2 tiết/tuần nên việc học tập của học sinh hay bị dán đoạn khi chuyển tiết và sử dụng màu nước, màu bột có ảnh hưởng đến môn học khác.
– HS sử dụng kĩ năng nói trước đám đông chưa tốt, chưa đủ tự tin. Các em học sinh ít có cơ hội làm việc nhóm, ít có điều kiện thể hiện khả năng nổi bật của các em như khả năng quản nhóm, khả năng thuyết trình…
– Đồ dùng dạy học minh họa cho chương trình mới còn chưa có .
* Quy trình các hoạt dộng dạy – học của tập nặn tạo dáng theo phương pháp cũ là:
- Quan sát nhận xét.(3 đến 5 Phút)
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết được các kiến thức cơ bản như: các bộ phận, đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng cần nặn. Sau đó có thể tích hợp giáo dục KNS, BVMT nếu phù hợp.
- Hướng dẫn cách nặn.(5 đến 7 Phút)
Trước khi tiến hành nặn cần nhào đất cho dẻo.
Cách 1: Nặn dời các bộ phận sau đó ghép dính các bộ phận lại tạo thành đối tượng muốn nặn.
Cách 2: Từ một thỏi đất vuốt, vê, kéo thành các bộ phận của đối tượng muốn nặn.
- Thực hành. (15 đến 20 phút)
– Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo cá nhân hoặc tập thể theo nội dung từng bài.
- Nhận xét đánh giá.(5 đến 7 phút)
– Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài tạo dáng.
– Một số bài tạo dáng của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến.
– Một sô sản phẩm tạo hình trước khi áp dụng sáng kiến.
Rõ ràng ở phương pháp cũ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp nhưng đơn điệu về chất liệu chưa có sự bứt phá lớn. Chưa đa dạng về sản phẩm, học sinh ít có cơ hội được thuyết trình, làm việc nhóm, khả năng đóng vai theo trí tưởng tượng của các em theo nội dung các nhân vật mà các em tạo ra.
Vậy làm cách gì để giải quyết các vấn đề trên, tôi áp dụng sáng kiến đưa quy trình tạo hình 3D vào giảng dạy kết hợp cùng phương pháp dạy-học cũ ở các tiết dạy tập nặn tạo dáng để khắc phục những tồn tại trên.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
- Nắm chắc các quy trình dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch.
Quy trình dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch gồm:
– Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện
– Quy trình Vẽ biểu cảm
– Quy trình Vẽ theo nhạc
– Quy trình Xây dựng cốt truyện
– Quy trình Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh biểu diễn/ sắm vai.
– Quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
– Quy trình Tạo hình 3D – tiếp cận với chủ đề (Tạo hình từ vật tìm được)
Quy trình này giáo viên giúp học sinh hiểu các hình khối được tạo ra từ vật tìm được như dây thép, đất nặn, giấy bồi, vỏ hộp,… được kết nối với nhau trong một không gian nhất định. Có rất nhiều chủ điểm phổ biến để học sinh có thể thực hiện khám phá và phản ánh lại cuộc sống bằng nghệ thuật như ngôi nhà, xe đạp, đồ chơi, ô tô, thuyền, của hàng,…vv.
Các bước thực hiện:
Bước 1: (Hoạt động 1) Khám phá chủ điểm
Bước 2: (Hoạt động 2) Vẽ và tô màu theo trí nhớ
Bước 3: (Hoạt động 3) Tạo sản phẩm mới bằng những vật dụng tìm được
Bước 4: (Hoạt động 4) Hoàn thiện sản phẩm mới
Bước 5: (Hoạt động 5) Hoạt động mở rộng
Trong đó mục tiêu của quy trình Tạo hình 3D – tiếp cận với chủ đề (Tạo hình từ vật tìm được):
Học sinh có khả năng cùng nhau tạo ra sơ đồ tư duy về chủ đề được lựa chọn.
+ Sáng tạo từ trí nhớ.
+ Tìm ra sự giống và khác nhau thông qua quan sát.
+ Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian 3 chiều.
+ Làm việc theo cặp, nhóm để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo trong tạo hình qua các hoạt động dạy học .
– Giới thiệu để học sinh hiểu
– Học sinh được trực quan: xem ti vi, băng đĩa, những sản phẩm lớp trước
– Sáng tạo mĩ thuật không chỉ có vẽ tranh trên mặt phẳng (2D) bằng các chất liệu màu, hay tranh xé dán giấy mà còn được biểu đạt bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau, như nặn tượng (điêu khắc).
– Thực hành Mĩ thuật thể hiện hình tượng nghệ thuật của khối hình trong không gian, hay các vật thể ba chiều còn gọi là “Tạo hình 3D”. Các sản phẩm hình tượng 3D đơn lẻ được bố trí, sắp xếp trong không gian theo chủ đề và ý tưởng thẩm mĩ được gọi là “Nghệ thuật sắp đặt”.
– Tạo hình 3D (ba chiều) và nghệ thuật sắp đặt là hình thức học tập giúp HS tiếp cận mục tiêu đời sống và nghệ thuật hiện đại.
– Giáo viên khơi gợi sự sáng tạo cho học sinh để học sinh tưởng tượng ra sản phẩm bằng hình khối, tranh minh họa, …bằng các hoạt động của một tiết dạy.
Ví dụ “chủ điểm: Khu nhà nơi em ở”.
Hoạt động 1: Khám phá chủ đề:
Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản
- Sáng tạo được ngôi nhà theo ý thích
- Biết kết hợp nhóm để tạo ra sản phẩm nơi em sống
– Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
Để bắt đầu quy trình này Giáo viên cho học sinh quan sát về hình ảnh của các ngôi nhà khác nhau. Học sinh sẽ ngạc nhiên, tò mò, và có động lực để khám phá như những đặc điểm, hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc vị trí của các bộ phận, không gian xung quanh, chức năng của từng ngôi nhà, Học sinh tìm thấy điểm tương đồng, sự khác biệt và nhận thức của các em về Ngôi nhà. Trong ví dụ này học sinh có ý kiến khác nhau về ngôi nhà ở các vùng miền khác nhau. Giáo viên dần dần hướng các em vào ngôi nhà mà các em yêu thích trong chủ điểm: ‘’Khu nhà nơi em ở’’
Giáo viên nhắc Học sinh sẽ làm gì trong tiết sau, học sinh sẽ tạo ra một số bức tranh về các ngôi nhà trong khu phố của các em. Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em từ phía bên ngoài.
Hoạt động 2: Vẽ và tô màu “Khu nhà nơi em ở” theo trí nhớ.
Mục tiêu: Vẽ và tô màu ngôi nhà của các em bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt như: Cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, trang trí, chi tiết về ngôi nhà, môi trường xung quanh, các thành viên gia đình, động vật, xe đạp, ô tô…
Giáo viên nên chốt bằng một số câu hỏi.
+ Ngôi nhà của gia đình em ở đâu?
+ Các ngôi nhà xung quanh có điểm nào giống và khác ngôi nhà của em không?
Giáo viên có thể sắp xếp các quy trình làm việc theo nhóm để khuyến khích học sinh truyền cảm hứng và hỗ trợ với nhau. Khi các thành viên nhóm đã hoàn thành ngôi nhà của mình, học sinh bắt đầu thêm cảnh vật xung quanh ngôi nhà tạo thành một khoảng không gian cho các ngôi nhà: Cây, đường, vườn hoa….Có thể tạo thêm các con vật, xe đạp…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]