SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh
- Mã tài liệu: BM0017 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1026 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Nga Phú Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Nga Phú Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tạo các mối quan hệ tốt ngay từ ngày đầu
2. Xây dựng trật tự và các quy định chung của lớp học
3. Xây dựng nề nếp học tập ở các môn học tại lớp
4. Xây dựng nề nếp học tập ở nhà
5. Các nhóm giải pháp hỗ trợ cho việc rèn luyện nề nếp học tập
Mô tả sản phẩm
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản của học sinh. Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng, về hành vi và nhân tính… được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, lớp Một là lớp đầu cấp của bậc Tiểu học. Từ hoạt động vui chơi là chính của lớp Mẫu giáo, các em chuyển sang hoạt động học tập là chủ đạo của lớp Một. Đây là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của các em. Các em phải làm quen với một môi trường có sự thay đổi hoàn toàn cả về sinh hoạt cũng như hình thức học tập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho các em rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các em phải có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và thái độ nhất định mới vượt qua được.
Để hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp, thì không chỉ có bản thân học sinh nỗ lực là đủ mà quan trọng nhất là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Việc từng bước rèn luyện nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội… rất nhiều điều cần có sự tận tâm của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Nề nếp học tập của học sinh lớp Một là một trong những vấn đề quan trọng hơn hết. Muốn các em có nề nếp trong học tập, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
Chính vì vậy, việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên tiểu học cấp Tiểu học.
Bản thân tôi công tác trong ngành sư phạm đã được 10 năm, và cũng 10 năm là một giáo viên chủ nhiệm lớp Một. Qua quá trình công tác và sự tích cực tự bồi dưỡng, học tập các bạn đồng nghiệp, tôi đã có một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kinh nghiệm rèn nề nếp cho học sinh lớp Một.
Xuất phát từ những yếu tố trên, tôi xin chia sẻ sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học …1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh”.
2. Lịch sử đề tài:
Đề tài được hình thành dựa trên những biện pháp rèn nề nếp học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một. Sau đó, qua quá trình học hỏi, bản thân tôi tích góp và học hỏi thêm nhiều biện pháp khác nhau để rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp Một nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
– Giới thiệu một số giải pháp của bản thân và đồng nghiệp đã làm nhằm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học ….
– Giúp học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học …. có những nề nếp và thói quen tốt trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh cũng là nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề các biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
– Khảo sát đánh giá thực trạng nề nếp học tập ban đầu của học sinh lớp 1A.
– Đề xuất những giải nhằm xây dựng nề nếp học tập tốt cho học sinh lớp
1A, Trường Tiểu học …
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh lớp Một.
– Phương pháp điều tra quan sát: qua phương pháp này, điều tra quan sát được thực tiễn việc xây dựng nề nếp cho học sinh lớp Một có những thuận lợi và khó khăn gì để tiến hành lựa chọn giải pháp thay thế.
– Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng những giải pháp của bản thân vào thực tế, qua đó khắc phục hạn chế trong các lần ứng dụng.
– Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: tổng hợp, ghi chép các kinh nghiệm đã được đồng nghiệp thực hiện và kinh nghiệm qua các lần thực nghiệm.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu:
Nội dung: giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học … nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
– Thời gian: từ tháng 9 năm học …. đến tháng 11, năm học ‘…
– Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học ….
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học … bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh” là một trong những sáng kiến nói riêng về công tác chủ nhiệm lớp được tích góp những kinh nghiệm có sẵn từ rất lâu. Nội dung sáng kiến chưa được công khai dưới nhiều hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác; không trùng với nội dung và giải pháp trước đó.
Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong những năm vừa qua.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:
Bước vào ngưỡng cửa lớp Một của bậc Tiểu học là bước ngoặc lớn trong đời sống của trẻ, các em tiến hành hoạt động học mang tính chất lớp-bài hơn. Trong giai đoạn này, nhân cách của trẻ nhìn chung mang tính chất “phẳng lặng”, “êm đềm”, tuy nhiên sự hình thành nhân cách của các em lại diễn ra khá rõ nét. Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững để thuận lợi cho việc rèn luyện, giáo dục học sinh lớp Một.
Theo tâm lí học lứa tuổi, nhân cách của trẻ lứa tuổi 6-7 tuổi có những đặc điểm sau:
– Về tính cách:
+ Nhìn chung các em ở lứa tuổi có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, hồn nhiên, chân thật, rất cả tin vào người khác, đặc biệt là tin vào thầy cô giáo. Song, những tính cách có thể được bộc lô khác nhau, chưa ổn định, như: có em thì nhút nhát, có em lại mạnh dạn, …
+ Hành vi của các em đa số mang tính tự phát, nguyên nhân là do sự điều chỉnh ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu. Dẫn đến một số em thường bướng bỉnh và thất thường. Chính vì vậy, có đôi lúc người giáo viên lại cho rằng hành vi của các em là “vô kỉ luật”.
+ Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này. Các em có thể bắt chước cái tốt nhưng cũng dễ bắt chước cái xấu, … Cho nên người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt đặc điểm này để uốn nắn, giáo dục các em trở nên tốt hơn.
+ Trẻ em trong giai đoạn này còn rất ham thích lao động, muốn giúp đỡ người lớn làm những công việc. Tính ham muốn lao động nếu người giáo viên chủ nhiệm biết khai thác sẽ rèn luyện cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, khả năng sáng tạo, …
– Về nhu cầu nhận thức:
+ Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu về tinh thần. Đối với học sinh tiểu học, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của trí tuệ. Vào học lớp Một, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt, chẳng hạn như: “cái đó là cái gì?”, …
+ Có những trường hợp trẻ không có nhu cầu nhận thức, gặp trường hợp này, người giáo viên có trách móc, bắt buộc, dọa nạt, … đều không làm cho trẻ chăm học được. Mà sẽ tìm hiểu xem trẻ có nhu cầu học tập ở trong hoạt động nào khác.
Nắm được những đặc điểm trên, ngay từ đầu bậc học, người giáo viên chủ nhiệm phải hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh.
– Về tình cảm:
Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lí, có vị trí đặc biệt gắn liền nhận thức với hành động. Tình cảm của các em có nhữg đặc điểm sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]