SKKN Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8
- Mã tài liệu: BM8108 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 794 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1.1. Xét về nội dung:
3.1.2. Xét về phương pháp.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
3.2.1. Đọc diễn cảm
3.2.2. Phát hiện điểm bình
3.2.3. Xây dựng lời bình
3.2.4. Chọn cách thức bình
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn là môn học có vị trí, vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn để xây dựng nhân cách con người mới có trí tuệ, năng động sáng tạo, giàu tình cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trong chương trình môn Ngữ văn THCS, phần đọc hiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trước hết là đào tạo, bồi dưỡng các em học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. Muốn vậy các em cần phải nắm rõ nội dung các văn bản trong chương trình được học, phải học tập và biết cách bình văn.
Nằm trong hoạt động thưởng thức văn học và dạy văn học, từ lâu bình văn đã trở thành một nét đẹp văn hoá, một biện pháp đã từng giữ vị trí chủ đạo trong dạy học văn ở các nhà trường sư phạm, phổ thông và cấp THCS trong nhiều năm. Bình văn vốn là một phương pháp dạy học truyền thống nhưng nó không lỗi thời so với xu thế hiện nay. Trong giờ đọc hiểu văn bản nếu thiếu đi những lời giảng giải sâu sắc, những lời bình đắt giá thì chưa thể nói là giờ dạy thành công. Nó cũng chưa thể tạo hứng thú với học sinh trong những giờ dạy như thế. Để có được những giờ dạy thành công, giáo viên cần vận dụng hiệu quả các phương pháp trong giờ đọc hiểu văn bản nhất là phương pháp giảng bình. Vậy mà, trong thực tế giảng dạy các văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn có những hạn chế khi tiếp xúc tác phẩm, ngôn ngữ giảng bình của các em còn hạn chế khi viết văn. Lí do, khi được dự giờ của các đồng chí đồng nghiệp, một số thầy cô còn chưa chú trọng vào biện pháp bình văn trong giờ dạy các văn bản nghệ thuật dẫn đến dọc sinh chưa có hứng thú say sưa với bộ môn học. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa hiện nay tôi thiết nghĩ biện pháp bình văn cần có sự thay đổi sao cho cho phù hợp. Trên thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm về việc: “Bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật”, đặc biệt là các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 8 – THCS để đồng nghiệp cùng trao đổi và tham khảo.
- Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, tôi muốn đưa ra một vài ý kiến về “Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS” sao cho phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 8 trong học tập, để giờ dạy- học Ngữ văn thực sự mang lại hiệu quả cao nhất:
Hiểu thêm về đăc trưng thể loại, các biện pháp nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật.
Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các văn bản nghệ thuật.
Chuẩn bị và tích lũy kiến thức để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn thơ), tác phẩm truyện (đoạn trích) khi kiểm tra và đặc biệt là trong quá trình thi tuyển vào trung học phổ thông.
Giáo viên có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn tới học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở các đơn vị kiến thức của chương trình Ngữ văn lớp 8 – THCS (đặc biệt là các bài giảng phần văn bản nghệ thuật), chương trình Nâng cao để đề ra hướng tiếp cận, đánh giá khách quan, xác thực.
- Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát giáo án bài dạy văn bản nghệ thuật của các đồng nghiệp;
Dự giờ các tiết dạy văn bản nghệ thuật. Đối chiếu giữa lí thuyết và thực tế giảng dạy;
Khảo sát vở soạn bài của học sinh;
Nghiên cứu các tài liệu, chuyên đề liên quan đến việc dạy – học tác phẩm (văn bản) nghệ thuật
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của vấn đề:
Nghị quyết hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp Giáo dục – Đào tạo (GD – ĐT), khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”…
Trong một tác phẩm văn học (TPVH) có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn thống nhất với nội dung. Bêlinxki – nhà phê bình lí luận văn học (VH) Nga viết rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật (TPNT), nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm (TP) và ngược lại cũng vậy”.
Hê-ghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là một TPVH thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những TPVH mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là những TPVH đích thực”.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn học này, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về đặc trưng thể loại, các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]