SKKN Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5155 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 190 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Huệ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Cao Vân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Huệ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Cao Vân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
Luyện đọc đúng.
Luyện đọc hay (đọc diễn cảm).
Các hình thức luyện đọc.
Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
Giáo viên đọc mẫu diễn cảm.
Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản.
Luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai từng tuyến của nhân vật.
Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ “Tập đọc”.
Thi đọc tiếp sức.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm.
Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội.
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, Lê –nin đã nói “Học, học nữa, học mãi” từ đọc chúng ta có thể tạo cho trẻ thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc trong các em, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người giáo viên như tôi.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất hữu hạn. Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A2 Trường TH Lê Qúy Đôn”. Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy lớp 5 tôi đã từng áp dụng các phương pháp dạy học đó vào môn tập đọc lớp 5. Hy vọng rằng đề tài này sẻ góp phần nhỏ vào khả năng truyền tải nội dung văn bản, chắc chắn trong đề tài còn có nhiều thiều sót rất mong hội đồng chấm và bạn bè đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Mục tiêu:
Nghiên cứu về những sai phạm thường gặp khi đọc bài ở học sinh Tiểu học, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục sai lầm khi đọc, giúp các em đọc bài các dạng bài tập đọc của chương trình học được tốt hơn.
- Nhiệm vụ: Đề tài sẽ thực hiện những nội dung sau:
– Nghiên cứu tìm ra những sai phạm của học sinh khi học môn Tập đọc trong lớp 5.
– Tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc chưa đúng, chưa hay và đề ra biện pháp khắc phục.
- Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 5A2 trường tiểu học Lê Quý Đôn – thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đăk Lăk do tôi trực tiếp giảng dạy và cùng trao đổi ở các đồng nghiệp.
- Giới hạn của đề tài.
Đề tài này bắt đầu được áp dụng trong năm học ……….
- Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi áp dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp làm mẫu giáo viên.
– Phương pháp thực hành.
– Phương pháp phân tích mẫu.
– Phương pháp tổng hợp thống kê.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu…
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận.
Căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục Tiểu học. Bậc tiểu học đọc đúng, phát âm chuẩn ở đầu cấp. Bước đầu “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. Qua những năm trực tiếp dạy 5 tôi thấy học sinh đọc hay mắc lỗi về phát âm, đọc chưa diễn cảm theo văn bản. Ý thức cảm thụ văn bản một cách hời hợt thiếu chiều sâu. Giáo viên cần phải phát huy được tính sáng tạo trong dạy học Tập đọc của học sinh từ đó hướng học sinh yêu thích môn học, ham tìm hiểu nội dung của văn bản biết được cái hay cái đẹp trong cuộc sống từ nội dung nhà văn, nhà thơ cần truyền tải qua bạn đọc qua những kiến thức xã hội dù đơn giản nhất. Vì vậy tôi luôn mong muốn: làm thế nào để học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu sâu, tường tận nội dung văn bản nên tôi chọn để nghiên cứu nội dung đề tài này.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trường tiểu học Lê Quý Đôn là địa bàn dân cư thuận lợi học sinh đa số là người Kinh, đa số các em đều chăm ngoan, lễ phép và rất ham học. Đặc biệt gia đình phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
– Học sinh thuộc nhiều vùng miền khác nhau nên việc phát âm của học sinh thường mắc phải lỗi tiếng của địa phương cũng rất đa dạng. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi hay Bình Định đều có.
– Nhiều học sinh chưa được quan tâm từ phía gia đình. Qua tìm hiểu thực tế tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
– Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
+ Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi thanh ngã và thanh nặng (Thường gặp ở những học sinh quê Nghệ An, Hà Tĩnh hay Quảng Bình.
Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; suy nghĩ/ suy nghị …
+ Các lỗi về vần: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa vần an/ ang; iêm/im; uôi/ui. Thường gặp ở học sinh quê Quảng Ngãi…
Ví dụ : lúa chiêm/ lóa chim; buồng chuối/ buồng chói.
Ngoài ra các em còn mắc một số lỗi ở các tiếng có vần an, in thì học sinh thường đọc thêm sau vần một âm nữa là “h” nên khi học sinh đọc thế nào viết thế đó nên sai cơ bản các lỗi mà tôi đã nêu ở trên. Lí do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. Các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc và sự quan tâm chưa kịp thời từ phụ huynh học sinh hay cả những năm còn học lớp dưới học sinh chưa có thói quen đọc văn bản, sự đam mê đọc truyện, thói quen đọc sách cũng dẫn đến các em chán đọc, ngại đọc…
Nên ngay từ đầu năm học ……… tôi đã tiến hành thực nghiệm trên các học sinh lớp 5A2 tôi chủ nhiệm. Kết quả thống kê chất lượng đọc đầu năm cụ thể như sau:
Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 5A2 năm học ……..
Lớp | Tổng số HS | Số em đọc chưa đạt yêu cầu | Số em đọc đạt trung bình | Số em đọc đúng, rõ ràng | Số em đọc diễn cảm tốt | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
5a2 | 29 | 4 | 13,79 | 11 | 37,93 | 9 | 31,04 | 5 | 17,24 |
Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học sinh đọc trung bình chiếm hơn 50%. Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm còn thấp, đọc phân vai theo tuyến nhân vật chưa có em nào thực hiện được. Để có chất lượng đọc cho học sinh tốt tôi đã áp dụng một số nội dung sau.
- Nội dung và hình thức của giải pháp.
- Mục tiêu của giải pháp:
Rèn kĩ năng tập đọc; giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc, phát triển kĩ năng đọc lên mức cao hơn là đọc diễn cảm, giúp học sinh hiểu được cốt truyện, tính cách qua đó hiểu được ý nghĩa giá trị nghệ thuật trong bài tập đọc đó.
Để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng. Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3,4. Đối với học sinh lớp 5 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
Luyện đọc đúng.
– Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp ngay khi đọc cá nhân, cặp, nhóm. Nhóm trưởng là người tiến hành thực hiện dưới sự giám sát theo dõi của cô giáo. Qua đó giáo viên định dướng hỗ trợ kịp thời cho các em khi các con gặp khó khăn về đọc các câu từ khó
– Ngoài ra dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi lần đọc. Hình thức này giáo viên tổ chức cho nhóm trưởng bình chọn bạn đọc hay trong nhóm để cử bạn thi đọc đoạn trước lớp. Qua hình thức này tạo học sinh có hứng thú học tập thi đua đọc tốt để đem thành tích tốt nhất về cho nhóm mình
– Để củng cố kĩ năng đọc trơn văn bản giáo viên nên rèn học sinh đọc cá nhân dưới lớp 2 đến 3 lần, giáo viên nên đi đến bất kì học sinh nào hỏi những câu hỏi bổ sung: ví dụ: Em đọc đến đâu rồi? Em hãy đọc đoạn này cho cô nghe…qua đó học sinh sẻ có thời gian lắng nghe bạn bên cạnh đọc khi học sinh đọc nhóm đôi và nghe bạn đọc em có thể sửa sai cho bạn một cách rất kịp thời
+ Từ cách đọc này giáo viên cũng cần quan tâm đến các đối tượng học sinh khi em đọc nối tiếp với bạn nhận xét cách đọc, tốc độ đọc, nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch.
+ Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong sách giáo khoa, phần này góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Qua đọc nối tiếp trong nhóm giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ và tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở học sinh luyện đọc tốt hơn.
Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới cho đọc diễn cảm.
Luyện đọc hay (đọc diễn cảm).
– Đối với loại hình văn bản nghệ thuật giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài…ví dụ đoạn 1 nên đọc với giọng nhẹ nhàng đạn 2 đọc với giọng trìu mến yêu thương… từ đó học sinh bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung. Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu.
– Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học.
Các hình thức luyện đọc.
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
– Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm).
– Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc cặp, lớp) khi cần: ví dụ: Đọc đồng thanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học.
– Đọc theo phân vai nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc.
Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
– Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc – hiểu, góp phần năng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn, của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ…
– Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1 trong bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” (lớp 5) để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
– Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 2 trong bài “Người gác rừng tí hon” (lớp 5) nên tách thành 2 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời.
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?
– Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm…). Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng điệu như thế nào? Để nêu đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]