SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hoạt động khởi động trong giảng dạy môn Địa lí 11
- Mã tài liệu: MP1009 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 519 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hoạt động khởi động trong giảng dạy môn Địa lí 11” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Khởi động bằng tổ chức trò chơi
b. Khởi động bằng video, tranh ảnh
c Khởi động ằng tạo tình huống
Mô tả sản phẩm
NỘI DUNG | TRANG |
I. Thông tin chung | 2 |
II. Mô tả sáng kiến | 2 |
1. Tình trạng giải pháp đã biết | 2 |
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến | 3 |
2.1. Cơ sở lí luận | 4 |
2.2. Cơ sở thực tiễn | 5 |
2.2.1. Một số hình thức khởi động | 6 |
2.2.2. Những lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động | 12 |
2.2.3. Ví dụ minh họa về một số hình thức khởi động trong dạy học Địa lí | 13 |
3. Khả năng áp dụng của giải pháp | 17 |
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp | 17 |
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu | 21 |
6. Các thông tin cần được bảo mật | 21 |
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến | 21 |
8. Tài liệu gửi kèm | 21 |
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản qu ền | 21 |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết t t | Dịch là |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
THPT | Trung học phổ thông |
KHTN | Khoa học tự nhiên |
KHXH | Khoa học xã hội |
GVBM | Giáo viên bộ môn |
PPDH | Phương pháp dạy học |
GD- ĐT | Giáo dục – đào tạo |
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
“Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hoạt động khởi động trong giảng dạy môn Địa lí 11 ở trường THPT Lê Quý Đôn”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GD & ĐT – Địa lý
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho các trường THPT trong tỉnh và ở các tỉnh khác.
- Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 05 tháng 09 năm 2020 đến ngày 01tháng 01 năm 2022
- Tác giả:
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
- Tình trạng các giải pháp đã biết
Cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực trong toàn xã hội, giáo dục phổ thông nước ta cũng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối ”truyền thụ một chiều” sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực cho người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy và học.
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong GD – ĐT, Bộ GD – ĐT có công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh”.
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Tuy nhiên, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học.Việc thực hiện tiết dạy của một số giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi và hầu hết giáo viên (ở các năm học trước) khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án,… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh. Ngay từ đầu tiết học, học sinh đã có tâm lý lo lắng (sợ bị kiểm tra bài cũ), thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. Đứng trước thực tế đó, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn và
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]