SKKN Nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết 153 – Ngữ văn 9
- Mã tài liệu: BM9144 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1427 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Long |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Long |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết 153 – Ngữ văn 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tổng hợp, lựa chọn kiến thức trọng tâm cần ôn tập
Giải pháp 2: Xây dựng BĐTD trên phần mềm BuzansMindMap
Giải pháp 3: Dự kiến phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học và định hướng hệ thống câu hỏi
Mô tả sản phẩm
Mục | Nội dung | Trang |
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1 | Lí do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2.1 | Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của nhà trường | |
2.2.2 | Thực trạng của chương trình Ngữ Văn THCS. | |
2.2.3 | Thực trạng đối với giáo viên. | |
2.2.4 | Thực trạng đối với học sinh | |
2.3 | Các giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1 | Giải pháp 1: Tổng hợp, lựa chọn kiến thức trọng tâm cần ôn tập | |
2.3.2 | Giải pháp 2: Xây dựng BĐTD trên phần mềm BuzansMindMap. | |
2.3.3 | Giải pháp 3: Dự kiến phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học và định hướng hệ thống câu hỏi: | |
2.3.4 | Áp dụng vào thiết kế bài dạy. | |
2. 4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | |
3 | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Đề xuất |
MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay, môn Ngữ văn là môn học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tâm lí, tình cảm cho học sinh, hình thành ở các em tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước… Đồng thời môn học còn rèn giũa cho các em khả năng nói, viết, nhất là giúp các em có những quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, chuẩn mực, hoàn mỹ. Để đạt được mục đích đó, đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải luôn tìm tòi những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm thu hút các em trong các tiết học, tạo sự hứng thú, say mê, yêu thích môn học ở mỗi học sinh. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy và tự học tập phấn đấu, tôi thấy phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết học Ngữ văn đã tạo được hứng thú, say mê cho các em, giúp các em yêu thích môn học văn hơn. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng em hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần quan trọng trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Vì những lí do trên, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ để nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn là: Nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết 153 – Ngữ văn 9 ở trường THCS Tào Xuyên.
Nằm trong cấu trúc chung của chương trình Ngữ Văn THCS, chương trình Ngữ văn lớp 9 có một vị trí đặc biệt. Chương trình học vừa giúp hình thành từng bước về trình độ học vấn phổ thông tạo tiền đề cho người học có nền tảng học tiếp ở bậc cao hơn. Bởi vậy ngoài các tiết học cung cấp kiến thức mới cho học sinh thì còn có các tiết ôn tập, tổng kết. Riêng với phân môn Văn, có 12 tiết ôn tập, tổng kết. Trong đó Ôn tập phần văn (Học kì I): 2 tiết, Ôn tập về thơ: 1 tiết, Ôn tập về truyện: 2 tiết; Tổng kết văn bản nhật dụng: 2 tiết; Tổng kết văn học nước ngoài: 2 tiết; Tổng kết văn học: 3 tiết. Qua đó cho ta thấy các tiết ôn tập, tổng kết có vai trò vô cùng quan trọng. Vì đây là các bài ôn tập, tổng kết cho một mảng, hoặc một bộ phận văn học trong chương trình…. cho nên các tiết học này vừa nhằm giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học đồng thời vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết một số bài tập mà sách giáo khoa đề ra. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức cho một tiết ôn tập, tổng kết không hề nhỏ song phân bố thời lượng cho tương xứng với các phạm vi kiến thức còn ít cho nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.
Thực tế khi giảng dạy bài ôn tập, qua việc dự giờ của một số giáo viên, tôi nhận thấy dạy bài ôn tập còn mang tính truyền thống, giáo viên đàm thoại và thuyết giảng là chủ yếu. Khi dạy, vì phạm vi kiến thức khá rộng nên giáo viên đang còn tập trung nhiều vào việc nhắc cho học sinh nhớ kiến thức đã học là được, chứ chưa thật sự chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, chưa kể đến việc trình bày hệ thống những kiến thức nằm rải rác ở các bài học trước, dẫn đến giờ học còn khô khan, nặng nề mà thậm chí vẫn cháy giáo án. Một số giáo viên đã quan tâm tới vận dụng các bảng biểu hệ thống cho tiết ôn tập song phần lớn học sinh vẫn còn bị động trong việc lĩnh hội kiến thức dẫn đến tình trạng học vẹt đôi khi còn lười nhác, ỷ lại. Từ cách dạy đó cho nên đã dẫn đến tình trạng các tiết ôn tập thường diễn ra trong không khí buồn tẻ, về mặt nhận thức cũng như kỹ năng, học sinh không lĩnh hội được gì hơn ngoài những kiến thức trước đây giáo viên đã cho ghi ở các bài học trước. Về phía giáo viên, sau khi thực hiện xong tiết dạy cũng không tự hài lòng được với mình. Nhưng đổi mới cách dạy như thế nào đối với các bài ôn tập thì vẫn bế tắc, bởi ngay cả sách giáo viên cũng chưa hướng dẫn cụ thể chi tiết.
Điều đó đã làm tôi trăn trở mong muốn làm sao tổ chức một tiết dạy ôn tập mà HS được hoạt động nhiều, chủ động trong việc ôn tập lại kiến thức để giờ học không nặng nề mà vẫn đảm bảo thời gian theo phân phối chương trình. Đặc biệt, từ năm học 2011-2012, ngành Giáo dục đã triển khai chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy (BĐTD) hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học” tôi thấy việc vân dụng BĐTD trong dạy học bài ôn tập Ngữ văn là rất có hiêu quả, giải quyết được những khó khăn trên của giáo viên. Sau khi sử dụng BĐTD trong nhiều tiết dạy bài mới, đặc biệt là các tiết ôn tập: Tiết 83,84: Ôn tập phần Tập làm văn (kết hợp với phần Văn), và tiết 127: Ôn tập về thơ – Ngữ văn 9, tôi thấy HS hoạt động rất tích cực, giờ học sôi nổi khác hẳn so với những năm học trước. Từ đó, trong phạm vi của sáng kiến này, tôi sẽ tiếp tục vận dụng BĐTD trong việc thiết kế tiết 153: Ôn tập về truyện – Ngữ văn 9 tôi hi vọng những ý kiến nhỏ này sẽ giúp ích cho các bạn đồng nghiệp trong việc giảng dạy bài ôn tập Ngữ văn nói chung và bài này nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để giúp cho giáo viên dạy Ngữ văn nâng cao chất lượng trong các giờ dạy. Đồng thời, giúp học sinh yêu thích học văn, có được những kiến thức Ngữ văn cơ bản và hoàn thiện nhất. Xuất phát từ lí do trên, bản thân tôi thực sự trăn trở và đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả giờ học bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy bài “Ôn tập truyện” Tiết 153 – Ngữ văn 9 ở trường THCS Tào Xuyên.
Với việc thực hiện đề tài này, tôi muốn tự nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn của bản thân. Đồng thời mong muốn bày tỏ, trao đổi với đồng nghiệp để góp phần cùng tìm cách “ giải mã”, tìm đáp án cho bài toán “ Tạo hứng thú học Văn” cho học sinh. Mục đích cuối cùng vẫn là mong muốn học sinh ngày càng yêu thích văn chương, hứng thú học Văn để không những có kết quả cao trong học tập mà ngày càng gần với Chân – Thiện- Mĩ để người giáo viên thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của một “ Kĩ sư tâm hồn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, đề tài tôi sẽ nghiên cứu là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy tiết 153 bài “Ôn tập truyện” cho học sinh lớp 9 năm học ……….. và năm học ………..Trường THCS Tào Xuyên Thành Phố Thanh Hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]