SKKN Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 thông qua hoạt động ngoại khóa trò chơi lịch sử
- Mã tài liệu: MP0897 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 750 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 thông qua hoạt động ngoại khóa trò chơi lịch sử“ triển khai các biện pháp như sau:
Chỉ ra cơ sở lí luận, thực tiễn, thực trạng của vấn đề còn tồn tại trong công tác giảng dạy và ôn thi lịch sử lớp 12.
Đưa ra cách thức giải quyết vấn đề.
Tổ chức ngoại khoá trò chơi lịch sử tại lớp ở phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 dựa trên các gameshow trên truyền hình VTV3 như Rung chuông vàng, Theo dòng Lịch sử, Đường lên đỉnh Olympia: Cuộc thi với chủ đề “Về nguồn” ôn lại lịch sử kháng chiến chống Mĩ vẻ vang của dân tộc qua 4 phần thi khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích trong tổng thời gian là 90 phút.
Mô tả sản phẩm
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết
- Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử nhiều khi bị coi là môn phụ, không được sự quan tâm đúng mức của học sinh và xã hội. Từ năm học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục đã thay đổi cách kiểm tra đánh giá từ tự luận sang trắc nghiệm. Thế nhưng nhiều giáo viên vẫn dạy học theo phương pháp thụ động, ép học sinh đọc chép những kiến thức dài dòng, xơ cứng, khô khan, khiến học sinh học thuộc máy móc, nhàm chán, lười biếng. Do đó chất lượng của bộ môn Lịch sử nói chung và trong kì thi tốt nghiệp THPT nói riêng rất thấp.
- Ở trường THPT Hồng Quang, việc ôn thi đã bước đầu có sự tiếp cận với phương pháp mới như sử dụng bảng biểu làm bài tập, củng cố và ôn tập; hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy; kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức.… Tuy nhiên, trong các buổi ôn thi tốt nghiệp THPT, lượng kiến thức nhiều, hoạt động và phương pháp thường lặp đi lặp lại như kiểm tra bài cũ – hệ thống kiến thức mới – luyện tập – giao bài tập về nhà… khiến học sinh buồn ngủ, không tập trung hoặc hay đi muộn thậm trí nghỉ học. Vì vậy chất lượng môn Lịch sử của trường những năm trước cũng chưa cao.
- Vì vậy tôi mạnh dạn viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 thông qua hoạt động ngoại khóa trò chơi lịch sử” với mong muốn góp phần khắc phục được tồn tại của thực trạng vấn đề, học sinh có phương pháp ôn tập tốt hơn, hứng thú hơn và kết quả thi tốt nghiệp THPT cao hơn.
- Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến – Mục đích của (các) giải pháp:
+ Mục đích chuyển từ quan niệm “giáo viên là trung tâm” sang quan niệm “lấy học sinh làm trung tâm”, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phát huy năng lực của học sinh.
+ Giúp các em giảm bớt áp lực, căng thẳng, tạo niềm tin, hứng thú và sự thoải mái trong các buổi ôn thi.
+ Góp phần rèn luyện kĩ năng cho học sinh như sự nhanh nhẹn, hoạt bát, sự tự tin, hòa đồng, khẳng định bản thân.
+ Qua đó hình thành lòng yêu nước, thái độ tự hào về Lịch sử dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thấy được tính gắn kết giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.
+ Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 12 nói chung, đặc biệt là nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử.
- Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến đã chỉ ra cơ sở lí luận và thực tiễn, các mặt tồn tại trong công tác ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử của trường THPT Hồng Quang trong những năm vừa qua. Từ những hạn chế đó đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề đặc biệt là cách sử dụng ngoại khoá trò chơi lịch sử để kích thích sự hứng thú, ham học tập, hăng hái đến trường của học sinh trong các buổi ôn thi tốt nghiệp. Hệ thống câu hỏi của hoạt động ngoại khoá được xây dựng đa dạng phù hợp với yêu cầu của đề thi minh hoạ ở Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 có 6 câu hỏi thuộc hai mức độ nhận biết và thông hiểu, không có câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Vì việc sử dụng ngoại khoá trò chơi lịch sử trong ôn tập nội dung này là phù hợp, dễ tổ chức và có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
- Nội dung (các) giải pháp:
Chỉ ra cơ sở lí luận, thực tiễn, thực trạng của vấn đề còn tồn tại trong công tác giảng dạy và ôn thi lịch sử lớp 12.
Đưa ra cách thức giải quyết vấn đề: Để ôn tập tốt lịch sử 12, tôi đã áp dụng nhiều biện pháp kết hợp truyền thống với hiện đại. Lưu ý việc tổ chức ngoại khoá bằng trò chơi lịch sử được thực hiện sau khi đã hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh. Sau ngoại khoá, giáo viên cần giao thêm đề luyện tập cho học sinh về nhà làm. Trong phạm vi sáng kiến này tôi đi sâu vào cách thức tổ chức ngoại khoá trò chơi lịch sử tại lớp ở phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 dựa trên các gamesow trên truyền hình VTV3 như Rung chuông vàng, Theo dòng Lịch sử, Đường lên đỉnh Olimpia để thiết kế, lồng ghép vào đó các trò chơi lịch sử như sau:
- Nội dung chương trình.
Cuộc thi với chủ đề “Về nguồn” ôn lại lịch sử kháng chiến chống Mĩ vẻ vang của dân tộc qua 4 phần thi khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích trong tổng thời gian là 90 phút.
- Phần thi có 3 đội chơi trong một lớp, mỗi đội có 05 học sinh, số học sinh còn lại làm khán giả.
- MC, Ban giám khảo đồng thời là cố vấn chương trình chính là giáo viên Lịch sử.
- Ban thư kí gồm 02 học sinh.
- Thể lệ cuộc thi
1. Thể lệ cuộc thi
- Phần thi thứ nhất “Khởi động”: mỗi đội lựa chọn 01 gói câu hỏi và trả lời 10 câu hỏi của BTC đưa ra liên quan đến kiến thức Lịch sử. Nếu đội chơi chưa trả lời được, BTC sẽ giành ưu tiên cho khán giả, nếu khán giả trả lời chưa được BTC sẽ đưa ra câu trả lời.
- Phần thứ hai “Vượt chướng ngại vật”: BTC sẽ đưa ra ô chữ hàng dọc gồm 9 chữ cái, để giải được ô chữ này các đội chơi lần lượt lựa chọn các ô chữ hàng ngang, khi đã lật được 5/9 ô chữ hàng ngang, các đội chơi có quyền trả lời ô chữ hàng dọc, nếu trả lời không đúng ô chữ hàng dọc thì đội chơi đó bị loại khỏi cuộc chơi.
- Phần thứ ba “Tăng tốc”: BTC sẽ đưa ra 6 ca khúc cách mạng các đội chơi lần lượt chọn ca khúc ẩn, nghe giai điệu bài hát và đoán tên ca khúc, nếu trả lời chưa được BTC sẽ nhường quyền cho khán giả.
- Phần thứ tư “Về đích”: BTC sẽ đưa ra một bức ảnh đã bị che khuất, muốn biết nội dung của bức ảnh đó các đội chơi phải trả lời 4 câu hỏi mà BTC
đưa ra, trả lời đúng bức ảnh sẽ dần dần được mở ra.
2. Thang điểm
- Phần thi thứ nhất “Khởi động”: Tối đa 100 điểm cho mỗi đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, thời gian suy nghĩ tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 giây.
- Phần thứ hai “Vượt chướng ngại vật”: tối đa phần thi này là 120 điểm tương ứng với 9 câu hàng dọc mỗi câu 10 điểm và ô chữ hàng ngang 30 điểm, thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây.
- Phần thứ ba “Tăng tốc”: tối đa phần này là 60 điểm cho cả ba đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm. Thời gian suy nghĩ trả lời cho mỗi ca khúc là 10 giây.
- Phần thứ tư “Về đích”: tối đa cho phần thi này là 100 điểm. Trả lời đúng 1 câu được 20 điểm, trả lời đúng nội dung bức ảnh được 20 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây.
Tổng số điểm cho các phần thi của mỗi đội tối đa là 380 điểm.
3. Nội dung trò chơi
- Phần thi thứ nhất “Khởi động”: MC nhắc lại thể lệ cuộc thi và thang điểm phần thi “Khởi động”.
BỘ 10 CÂU HỎI PHẦN THI “KHỞI ĐỘNG” – GÓI 1 (ĐỘI 1)
Nội dung câu hỏi | Đáp án | Điểm
(10đ/câu) |
Câu 1: Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là
|
Câu 1: Quân đội Sài Gòn. | |
Câu 2: Thắng lợi quyết định nhất của quân và dân ta buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pari 27/1/1973 là thắng lợi nào? | Câu 2: Chiến thắng
“Điện Biên phủ trên không” năm 1972. |
|
Câu 3: Ngày 20 tháng 12 năm 1960
gắn với sự kiện lịch sử quan trọng nào ở miền Nam? |
Câu 3: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam ra đời. |
|
Câu 4: Thắng lợi mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là thắng lợi nào? | Câu 4: Vạn Tường
(Quãng Ngãi – 1965). |
|
Câu 5: Vị Đại tướng đánh thắng nhiều Đại tướng nhất là ai? | Câu 5: Võ Nguyên Giáp. | |
Câu 6: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian?
|
Câu 6: 1,3,2 | |
Câu 7: Điểm giống về âm mưu của Mĩ trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì? | Câu 7: Dùng người
Việt đánh người Việt. |
|
Câu 8: Nhân vật nào sau đây không từng giữ chức vụ Tổng thống của chính quyền Sài Gòn (1954-1975)?
|
Câu 8: B. Ngô Đình Nhu. | |
Câu 9: Điền tiếp vào dấu … để hoàn thành câu: “Cuộc tiến công chiến lược
1972 đã giáng một đòn nặng nề vào Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố……….. chiến tranh xâm lược” |
Câu 9: “Mĩ hóa” trở lại. | |
Câu 10: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thì ở miền Nam Mĩ đã sử dụng Chiến lược chiến tranh nào? | Câu 10: “Chiến tranh cục bộ”. |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]