SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5114 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 188 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Các giải pháp
Giải pháp 1 : Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giải pháp 2: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
a. Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc đầu năm của các lớp 5 mà tối đã trực tiếp giảng dạy
b.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc chưa tốt của một số học sinh
c. Các biện pháp rèn đọc cụ thể cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu :
- Lí do chọn đề tài :
Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Học tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình, trường học và xã hội, góp phần cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy, trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng dung cảm trước cái đẹp, thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh của cuộc sống. Qua đó, góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại.
Môn Tiếng việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Kể chuyện. Trong đó, Tập đọc là một phân môn quan trọng, nó là chìa khóa, là phương tiện giúp học sinh tiếp xúc với kho tàng tri thức nhân loại (bao gồm cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và cả những người đương thời) được ghi lại bằng chữ viết.
Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để có được cuộc sống bình thường trong xã hội hiện đại, con người phải biết đọc. Đọc để tìm hiểu, đọc để đánh giá cuộc sống, nhận thức được các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội và phẩm chất đạo đức của con người, đọc để nhận thức hiện thực và các tiêu chuẩn của đời sống của xã hội.
Trong thực tiễn giảng dạy ở trường Tiểu học, sách giáo khoa là phương tiện để học sinh nhận thức về thiên nhiên, về đời sống con người trong quá khứ và hiện tại, về phong tục văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Nhờ đó mà khả năng nhận thức của học sinh sẽ phát triển và áp dụng vào thực tế đời sống. Các em tích lũy được tính hiểu biết, tính thẩm mỹ, sẽ tiếp cận được với cái đẹp và càng yêu quý tiếng mẹ đẻ hơn.
Không những thể hiện đọc một cách có ý thức sẽ ảnh hưởng tốt tới trình độ ngôn ngữ của học sinh, ngôn ngữ phong phú đa dạng giàu tính nghệ thuật sẽ giúp cho cách diễn đạt của học sinh có hình ảnh và logic hơn. Vì vậy việc đọc đối với các em có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất tốt. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem như một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là sự tiếp nhận của hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, là việc sử dụng bộ não gồm hai phương tiện: Quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ – âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói, âm thanh. Sự vận động của tư tưởng tình cảm sử dụng bộ mã chữ – nghĩa là mối quan hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ hiểu cho được nội dung những gì đọc được. Đọc bao gồm nhiều yếu tố tiếp cận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác sử dụng trong thao tác tư duy.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển đọc là đạt đến sự tổng hợp các mặt riêng lẻ này của quá trình đọc. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì sự dạy học càng hoàn thiện, chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ “Đọc” được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Như vậy, “Đọc” được xem như một hoạt động lời nói, trong đó có các thành tố như : Tiếp nhận dạng thức chữ của từ. Chuyển dạng thức chữ thành âm thanh, tức là đọc trơn từng tiếng, tùy thuộc trình độ nắm kỹ thuật đọc.
Chính vì đọc có ý nghĩa quan trọng như vậy nên việc rèn đọc đúng và nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học. Người giáo viên cần phải hình thành và phát triển có hệ thống và có kế hoạch về năng lực đọc, kỹ năng đọc cho học sinh.
Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm là 4 yêu cầu về chất lượng đọc và cũng là 4 kĩ năng đọc của học sinh Tiểu học.
Do tầm quan trọng của việc đọc và những kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra từ thực tế dạy học. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến “ Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết Tập đọc” để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp Tiểu học.
- Mục đích nghiên cứu :
– Nghiên cứu về một số biện pháp “Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh ”, nhằm giúp học sinh lớp 5 có kĩ năng đọc đúng, đọc hay, tạo hứng thú đọc và cảm nhận văn bản một cách tốt nhất.
– Để những tiết học Tập đọc đạt kết quả cao nhất.
3 . Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
– Các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc hay.
– Kỹ năng đọc của học sinh lớp 5.
4 . Các phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu tài liệu :
– Nghiên cứu các Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tra cứu tạp chí Giáo dục hàng tháng.
– Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu có liên quan đến phân môn Tập đọc, các loại sách tham khảo như : Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các tác phẩm văn học; Giúp em học tốt Tiếng Việt 5.
4.2. Nghiên cứu thực tế :
– Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về những thuận lợi cũng như những khó khăn khi thực hiện dạy các giờ tập đọc trên lớp.
– Tổ chức và tiến hành áp dụng các biện pháp rèn đọc cho học sinh trong mỗi giờ dạy tập đọc và các hoạt động đọc khác.
– Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
- Cơ sở lý luận :
Tập đọc là các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Do đó, “Đọc” trong chương trình Tiểu học không chỉ coi là giải mã văn tự ghi âm mà đồng thời còn phải hiểu văn bản. Chỉ khi nào học sinh hiểu được điều mình đọc mới coi là biết đọc. Ngay khi đọc thầm, dù không phát âm, không nghe thấy tiếng nhưng cơ quan phát âm vẫn làm việc âm thầm. Khi đọc to hay đọc thầm, mắt ta lướt từ dòng này sang dòng khác thành những “bước nhảy”, mắt ghi nhận được một đoạn nhất định của dòng chữ. Mỗi đoạn bao gồm một số lượng chữ thay đổi tùy người đọc, được gọi là trường đọc. Người đọc giỏi mỗi lần liếc ghi nhận được nhiều từ hơn người đọc chậm. Như vậy, trình độ đọc có thể rộng và có thể hẹp. Ngoài ra, mắt không phải lúc nào cũng lướt về phía trước mà thỉnh thoảng quay lại để nắm chắc hơn đoạn vừa đọc. Đó là bước hồi quy.
Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay, bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc – rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Ở Tiểu học, dạy đọc có ý nghĩa rất lớn. Nó là đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên các em phải đọc, sau đó đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Qua nhiều năm tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5, qua dự giờ trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, bản thân tôi thấy phần đọc của học sinh còn bộc lộ một số tồn tại như :
+ Có những học sinh học tới lớp 5, đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ chưa đúng, giọng đọc lên xuống chưa phù hợp với từng kiểu câu. Các em chưa hiểu được nội dung, giá trị nghệ thuật, chưa thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, các em chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài, chưa cảm nhận được cái hay của mỗi bài Tập đọc.
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn đọc còn sai, phát âm nhầm lẫn l/n ; ch/tr ; s/x ; d/r/gi ; dấu hỏi với dấu ngã. Trong các giờ dạy Tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc hiểu. Ngược lại, trong giờ Tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh đọc được trong lớp ít, chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
+ Đối với thực tế ở lớp tôi giảng dạy, vào thời điểm đầu năm học các em trong thôn Xuân Khánh và Xuân Phúc rất hay đọc sai các tiếng có phụ âm đầu là l/n, các tiếng có nguyên âm iê – yêu – iên. Chẳng hạn, tiếng “luyến” các em lại đọc là “liến” , “lựu” đọc là “liệu” , “chuyển” đọc là “chiển” , “ nội ” đọc là “lội”. Còn đa số học sinh lại đọc các tiếng có dấu hỏi thành dấu ngã, phát âm nhầm lẫn dấu hỏi và dấu ngã và ngược lại. Các em chưa hiểu được nội dung, giá trị nghệ thuật, chưa thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm, đọc với các em chỉ là phát âm chữ viết thành tiếng.
- Giải pháp và các biện pháp tổ chức thực hiện về việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 :
3.1. Các giải pháp :
Muốn rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, trước hết người giáo viên phải hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của việc dạy học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh đối với môn Tập đọc để các em có ý thức rèn luyện đọc và đạt được 4 yêu cầu về kỹ năng đọc, đó là : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
Trong quá trình dạy Tập đọc, người giáo viên phải quan tâm tới việc rèn cả 4 kỹ năng cho học sinh. Đặc biệt không chỉ nghĩ rằng đọc đúng là không đọc sai về mặt chính âm mà phải hiểu được đọc đúng bao gồm: ngắt giọng logic, đọc đúng ngữ điệu của câu kể, hỏi, cảm, cầu khiến.
Giải pháp 1 : Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Đối với giáo viên:
– Trước hết muốn rèn luyện cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn của bài. Thầy phải chú ý đến khâu rèn đọc của học sinh, chú ý đến từng đối tượng học sinh và quan tâm nhiều hơn đến những em đọc chưa đúng, nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
– Tham khảo nội dung sách hướng dẫn bài giảng để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
– Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài sâu hơn.
– Chú ý đến yêu cầu của phân môn Tập đọc : Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
* Đối với các em học sinh :
– Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa.
– Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết Tập đọc nói riêng.
– Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
Giải pháp 2: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh.
Muốn rèn đọc đúng, đọc nhanh cho học sinh trước hết cần sửa cho các em lỗi phát âm. Hằng ngày trong các giờ học, giáo viên phải chú ý, phát hiện lỗi phát âm theo tiếng địa phương do thói quen nói giọng. Việc làm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ học chứ không riêng gì trong tiết Tập đọc. Có thể ngay trong lúc trò chuyện ngoài giờ học, nếu phát hiện thấy học sinh mắc lỗi cần nhắc nhở để các em thấy sai và sửa. Học sinh muốn đọc đúng, đọc nhanh thì phải được đọc nhiều. Trong một buổi học mỗi học sinh ít nhất phải được đọc một lần. Đọc ở đây không chỉ là bài Tập đọc mà các em có thể đọc từ đề các bài Toán, đề bài tập làm văn, bài tập ở phân môn Luyện từ và câu, Địa lý, Chính tả…. Điều quan trọng và chủ yếu là giáo viên phải chú ý sửa cho học sinh không những trong giờ Tập đọc mà còn sửa trong tất cả các giờ học khác.
Ngoài việc nhắc nhở các em ngắt nghỉ theo dấu câu, giáo viên cần lưu ý các em khi ngắt nghỉ không được làm sai nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của từ, của câu, để thực hiện được điều đó người giáo viên lại phải dạy tốt phần mở rộng vốn từ, từ loại, câu. Qua các giờ học đó học sinh hiểu rõ nghĩa các từ, cấu tạo từ, đặc điểm loại từ, để khi đọc các em không đọc tách một từ ra làm hai.
Trong mỗi giờ Tập đọc, giáo viên phải cho các em luyện đọc câu khó, câu dài trước khi đọc đoạn, đọc toàn bài.
Đọc đúng và đọc nhanh bao giờ cũng đi đôi với nhau. Hoàn thiện việc đọc đúng sẽ tăng tốc độ đọc. Tốc độ đọc vừa phải là điều kiện chủ yếu để nhận biết đúng từ, nếu vội vàng chỉ đưa đến nhiều lỗi khi đọc.
* Để phát triển chất lượng đọc đúng cho học sinh cần :
– Có sự hướng dẫn hàng ngày của giáo viên và sự theo dõi giúp đỡ của những học sinh có năng khiếu với những học sinh đọc chưa được tốt.
– Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên phát hiện lỗi phát âm mà học sinh của lớp mình mắc phải để phân định ra các âm, tiếng, từ, câu khó để luyện
đọc trước khi đọc bài.
* Rèn kỹ năng đọc nhanh :
– Học sinh phải biết cầm sách đúng tư thế. Luôn giữ khoảng cách trung bình giữa mắt và sách (không gần quá cũng không xa quá).
– Cho học sinh đọc thầm sơ bộ bài cần đọc.
– Giáo viên đọc mẫu theo tốc độ định trước để xác định cho học sinh tốc độ khi đọc.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]