SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh sinh động cho học sinh lớp 5 (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT5005 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 376 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh sinh động cho học sinh lớp 5 (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.1. Làm giàu vốn từ cho học sinh:
1.2. Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu cho học sinh:
1.3. Rèn luyện khả năng viết câu có sử dụng biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa) cho học sinh.
1.4. Rèn kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp:
Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh sinh động cho học sinh lớp 5
2. Tác giả:
– Họ và tên: …….. Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: …… Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Môn Tiếng Việt là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, Bộ GD&ĐT mong muốn góp phần đổi mới mục tiêu môn học, hướng đến rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Trong chương trình Tiểu học, quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ đề đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả, làm biên bản,…góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Khi học các tiết miêu tả cảnh, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Qua đó, cảm nhận được mối quan hệ gần gũi giữa người và cảnh vật. Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Để học sinh viết được bài văn đúng và hay, biết cách dùng từ ngữ, sắp xếp từ phù hợp diễn tả chính xác, sinh động hồn nhiên, thông qua bài văn học sinh rèn được cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sự sáng tạo, mỗi học sinh thể hiện được nét riêng độc đáo của mình. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên phải trăn trở. Chính vì lý do trên, tôi đã chọn viết: “Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh sinh động cho học sinh lớp 5”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn về thể loại văn miêu tả trong chương trình Tiểu học.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường…
3. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Làm giàu vốn từ cho học sinh:
Thông qua môn Luyện từ và câu, môn Tập đọc giáo viên có điều kiện làm giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh có vốn từ phong phú hơn. Có rất nhiều dạng bài tập khác nhau để làm tăng vốn từ cho học sinh như: tìm từ trái nghĩa, tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho, điền từ thích hợp vào chỗ chấm, giải nghĩa từ ngữ hoặc thành ngữ, bài tập đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề cho trước….Giáo viên cần biết vận dụng và khai thác tối đa các bài tập đó.
Ngoài ra tôi còn giúp học sinh thấy được giá trị đặc sắc của từ láy, từ gợi tả hình ảnh. âm thanh…. tôi thường cho học sinh làm các dạng đề khác nhau:
Ví dụ: Tìm từ láy miêu tả tiếng gió thổi ? (ào ào, ầm ầm, ù ù, …)
Tìm từ láy miêu tả hình dáng của người ? (thanh thanh, mảnh khảnh, thon thả, mập mạp, vạm vỡ, dong dỏng,…)
“Thay thế các từ in nghiêng sau bằng từ ngữ cho thích hợp: Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.”
Với bài tập tìm từ thay thế như trên, tôi hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý, giúp học sinh nhận rõ vấn đề từ đó các em có thể làm được như sau: Vầng trăng tròn vành vạnh, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng. Gió bắt đầu thổi ào ào, lá cây rơi rào rào, từng đàn cò bay rập rờn theo mây.”
Ví dụ: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
- a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
- b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Với bài tập tìm từ thay thế như trên, tôi hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý, giúp học sinh nhận rõ vấn đề từ đó các em có thể làm được như sau:
- a) Xây dựng – kiến thiết:
* Từ xây dựng có các nghĩa như sau:
– Nghĩa 1: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. Ví dụ: xây dựng một sân vận động; xây dựng nhà cửa; công nhân xây dựng…
– Nghĩa 2: Hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương hướng nhất định. Ví dụ: xây dựng chính quyền; xây dựng đất nước; xây dựng gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng, lập gia đình riêng).
– Nghĩa 3: Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: xây dựng cốt truyện; xây dựng một giả thuyết mới.
– Nghĩa 4: Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn. Ví dụ: góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng; thái độ xây dựng…
* Kiến thiết: là từ ghép Hán Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong ví dụ 1 là xây dựng với quy mô lớn. Ví dụ: Sự nghiệp kiến thiết nước nhà.
Như vậy: Nghĩa của từ xây dựng, kiến thiết giống nhau (cùng chỉ một hoạt động) là từ đồng nghĩa.
- b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm:
– Khác nhau:
+ Vàng xuộm: có màu vàng đậm đều khắp. Lúa vàng xuộm là lúa đã chín đều, đến lúc thu hoạch.
+ Vàng hoe: có màu vàng pha lẫn màu đỏ. Đây là màu vàng tươi, ánh lên. Nắng vàng hoe là nắng ấm giữa mùa đông.
+ Vàng lịm: màu vàng gợi lên cảm giác ngọt ngào, mọng nước. Đây là màu vàng thẫm của quả đã chín già.
Như vậy: Nghĩa của các từ này giống nhau ở chỗ cùng chỉ một màu, do đó chúng là từ đồng nghĩa.
Ví dụ: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và viết vào vở hoặc bảng nhóm theo mẫu:
Quan hệ gia đình | Quan hệ thầy trò | Quan hệ bạn bè |
Chị ngã em nâng | Không thầy đố mày làm nên | Học thầy không tày học bạn |
Với bài tập tìm từ thay thế như trên, tôi hướng dẫn học sinh tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo chủ đề. Từ đó giúp các em mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao của mình và hiểu được ý nghĩa chính xác. Chẳng hạn:
Quan hệ gia đình | Quan hệ thầy trò | Quan hệ bạn bè |
– Chị ngã em nâng
– Khôn ngoan đá đáp người ngoài, – Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau – Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Con hơn cha là nhà có phúc |
– Không thầy đố mày làm nên
Tiên học lễ, hậu học văn – Bán tự vi sư, nhất tự vi sư – Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy |
– Học thầy không tày học bạn
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở – Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau. |
1.2. Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu cho học sinh:
Bản chất của câu là diễn đạt được một ý trọn vẹn. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu. Câu ứng với một với kiểu cấu tạo nhất định, một ngữ liệu nhất định. Trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mở đầu bằng chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu.
Để giúp học sinh phát hiện ra mình đặt câu như vậy là đúng hay sai? Dùng từ đặt câu phù hợp hay chưa? Tôi thường kết hợp trong các tiết Luyện từ và câu, các tiết Tập làm văn sau phần chấm bài làm của học sinh xong. Khi chấm bài tôi tập hợp các lỗi sai của học sinh sau đó ghi lên bảng (bảng phụ) các lỗi sai đó, học sinh phát hiện ra lỗi và sửa lại cho đúng.
Ví dụ 1: Mỗi đoạn lời sau đây là câu hay chưa? Vì sao?
– Những bông hoa giẻ thơm ấy (1)
– Những bông hoa giẻ thơm ấy dùng để tặng cô. (2)
– Những cô bé ngày nào nay đã trở thành (3)
– Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành. (4)
Với bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận ra dòng (1), (3) chưa phải là câu vì nó chưa diễn đạt được ý trọn vẹn. Còn phần dòng (2), (4) là một câu, nó diễn đạt trọn vẹn một ý làm cho người đọc hiểu được vấn đề và đầu câu đã viết hoa, cuối câu đã ghi dấu chấm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]