SKKN Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Mã tài liệu: MT0161 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 975 |
Lượt tải: | 23 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Lên Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nam Đàn 1
Hoạt động: Học sinh với truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
Hoạt động: Học sinh với công tác thiện nguyện
Hoạt động: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống
Mô tả sản phẩm
PHẦN I : MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong quá trình tiến hành đổi mới chương trình phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm việc đến phương pháp và mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển kỹ năng sống: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Đó chính là những KNS cần thiết của mỗi cá nhân trong giai đoạn hiện nay. Và với mục đích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, BGD&ĐT đã tập huấn và triển khai giáo dục KNS thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông.
Phát triển những KNS sẽ giúp các em học được cách sống chung với người khác trong hòa bình, làm tăng độ tuổi biết sử dụng rượu và thuốc lá, làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn, giảm những hành vi bạo lực, nâng cao sự tự tin, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nâng cao kết quả học tập, làm giàu tính nhân ái, làm giàu tinh thần uống nước nhớ
nguồn…
Việc phát triển KNS hiện nay đã được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, nhà trường, phụ huynh, và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp thành thạo, vẫn còn tình trạng sử dụng rượu, thuốc lá, các chất kích thích; các em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản; các em không có đủ khả năng để ứng phó với những thách thức trong xã hội….
Để giải quyết những vấn đề trên đã có nhiều cách thức, biện pháp để giáo dục, phát triển KNS cho học sinh như lồng ghép trong giờ học, các tiết sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu,…
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” với mong muốn góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, KNS của học sinh nói riêng.
- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích
Để rèn luyện và nâng cao KNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, với các chủ đề: uống nước nhớ nguồn – đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện và vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
- Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài như: tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống.
- Nghiên cứu vận dụng các hình thức và phương pháp phù hợp để thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sinh động, phù hợp và ý nghĩa. – Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất.
III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Sự phát triển và hoàn thiện KNS khi tham gia các HĐGDNGLL của học sinh các lớp 10, 11, 12.
- Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.
- Giả thuyết khoa học
Khả năng làm việc nhóm, năng lực nhận thức và tư duy, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn, lòng biết ơn, sự thấu hiểu và tình yêu thương của học sinh sẽ được nâng cao khi tham gia các HĐGDNGLL đã được tổ chức.
- Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Những đóng góp của đề tài
- Thiết kế các HĐGDNGLL theo các chủ đề nhằm nâng cao KNS cho học sinh.
- Học sinh tham gia tích cực các HĐGDNGLL: vừa vui chơi, vừa học tập, vừa lao động và dần hoàn thiện nhân cách và có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
- Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL đặt ra là:
+ Về nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.
+ Về kỹ năng: Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ những lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh …
+ Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống.
- Các bước để xây dựng một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo các tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình của BGD&ĐT, chúng ta thấy rằng, có thể được thiết kế HĐGDNGLL theo 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Mỗi chủ đề cần được tiến hành bởi nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào đối tượng học sinh. Tên của hoạt động cần đảm bảo một số yêu cầu:
- Tên phải nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động.
- Tên phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.
- Tên phải tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn đối với học sinh.
Tuy nhiên, theo chúng tôi tên của hoạt động cũng có thể được chính học sinh điều chỉnh cho phù hợp hơn với mối quan tâm, tính cách và sự dí dỏm của các em và của chính hoạt động cụ thể mà các em xây dựng.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu thể hiện sự định hướng của hoạt động.
- Mục tiêu của mỗi hoạt động đều hướng tới mục tiêu chung của chủ đề theo từng tháng.
- Tùy thuộc vào nội dung, hình thức cụ thể của hoạt động và đối tượng học sinh mà đặt ra những mục tiêu riêng cho hoạt động.
- Mục tiêu hoạt động cần được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có tính xác định và có thể lượng hóa được để dễ thực hiện, dễ kiểm tra đánh giá.
- Các vấn đề về kiến thức, kỹ năng, thái độ hay tình cảm được mục tiêu hướng tới ít hay nhiều tùy thuộc vào hoạt động cụ thể.
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động
- Các căn cứ để xác định nội dung và hình thức của hoạt động: chủ đề của hoạt động, mục tiêu của hoạt động, điều kiện của hoạt động (về cơ sở vật chất của trường, lớp, năng lực và lứa tuổi học sinh, các lực lượng hỗ trợ…), thời điểm diễn ra hoạt động.
- Xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động.
- Liệt kê đầy đủ, cụ thể và có tính hệ thống những nội dung của hoạt động.
- Lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng, phù hợp sao cho có thể tạo nên sự hấp dẫn.
Trong bước này, theo chúng tôi, việc xác định nội dung và dự kiến hình thức hoạt động có thể được giáo viên chuẩn bị nhưng để hoàn thiện nó thì nên có sự tham gia ý kiến của học sinh. Việc này không những tạo thêm điều kiện cho các em phát huy tính chủ động và sáng tạo mà hơn nữa, sự tin cậy của thầy cô sẽ cho các em thêm tự tin, tạo thêm động lực và hứng thú khi tham gia hoạt động.
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động:
HS và GVcùng tham gia thực hiện việc chuẩn bị
+ Giáo viên
- Giữ vai trò cố vấn nên khi dự kiến kế hoạch tổ chức hoạt động giáo viên cần chủ động, cụ thể và sáng tạo.
- Dự kiến được nội dung công việc, tiến trình hoạt động, điều kiện, phương tiện cũng như các lực lượng hỗ trợ cho hoạt động.
- Thông báo nội dung, yêu cầu, thời gian hoạt động và những dự kiến của mình cho Phân công nhiệm vụ cho cá nhân học sinh, nhóm.
- Lên kế hoạch chi tiết cho việc chuẩn bị hoạt động.
- Góp ý kiến hoặc đưa ra gợi ý cho HS trong quá trình thực hiện nếu cần. – Giúp học sinh giải quyết thắc mắc và gỡ bí trong những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, thí nghiệm hóa học…
- Động viên và thúc đẩy HS hoàn thành trách nhiệm được giao đúng kế hoạch.
- Nắm được nội dung, hình thức hoạt động của các nhóm khác trong hoạt động chung, cùng có sự kết hợp điều chỉnh để toàn bố chương trình hoạt động có tính thống nhất và gắn kế.
- Hỗ trợ học sinh trong việc tìm và liên hệ với các lực lượng hỗ trợ.
- Rà lại nội dung, tiến trình hoạt động, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời và hoàn chỉnh bản “kế hoạch tổ chức hoạt động”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]