SKKN Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh môn Tin học 8
- Mã tài liệu: BM8195 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 462 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nhân Chính |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nhân Chính |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh môn Tin học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Thứ nhất: Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm
+ Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
+ Nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa các hình thức dạy và học.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
Thứ hai: Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm
Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động nhóm
Mô tả sản phẩm
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Trong các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học.
Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh đến cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta.
Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đối với môn tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính, những môn mà các em sẽ thi tốt nghiệp hay đại học. Nhưng làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?… Quả là một vấn đề đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết. Để
góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin trình bày đề tài
“Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh môn Tin học”
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
-
Cơ sở lí luận:
Đối với phương pháp thảo luận nhóm thì nó đã được hình thành rất lâu ở các trường đại học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới trong những thập niên 70 của thế kỉ trước. Sau đó, phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ được mang ra áp dụng không những ở cấp đại học mà còn ở cấp tiểu học và trung học. Tại Việt Nam, một số giáo sư thuộc khoa Tâm lí – Giáo dục của các trường đại học bắt đầu nghiên cứu và công bố các công trình của mình vào cuối thập niên 1990 và đem ra áp dụng tại các trường sư phạm trong thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ.
Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các hoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi và lĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).
Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của giáo viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. Do đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cách thụ động và dĩ nhiên trong trường hợp như thế kết quả học tập sẽ không mang lại như ý muốn.
Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ.
Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
-
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
-
Nội dung:
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học. Phương pháp này đã tạo được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]