SKKN Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát – Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông
- Mã tài liệu: MP1058 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 430 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát – Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp 1 : Giải pháp dạy học địa lí địa phương cần gắn với thực tế địa phương
2. Giải pháp 2: Giải pháp cần thiết phải đầu tư đúng mức cho việc giảng dạy địa lý địa phương
3. Gải pháp 3: Gải pháp về vai trò tổ chức, chỉ đạo, điều khiển của giáo viên để các hạot động day học địa lí địa phương diễn ra theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh tỏng quá trình tham quan thực địa để tìm hiểu về địa lí địa phương
4. Gải pháp 4: Giải pháp học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập tại thực tế
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 .1. Lí do chọn đề tài : Địa lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy, trong dạy học, việc nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần đặc biệt quan tâm. Địa lí địa phương là một bộ phận của Địa lí Quốc gia và các vùng lãnh thổ. Việc nghiên cứu và giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi địa phương. Việc nghiên cứu Địa lí địa phương hay nghiên cứu điều tra tổng hợp về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế – xã hội đòi hỏi một thông tin rất lớn về nhiều mặt của lãnh thổ nghiên cứu. Vấn đề dạy và học ĐLĐP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ở trường phổ thông. Trong Chương trình giáo giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là một phần của chương trình được đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước; đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, ngay tại nơi các em sinh sống.
Kiến thức ĐLĐP có liên quan nhiều đến địa lý đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, trong đó đặc biệt là địa lí lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 10 là nền tảng của môn Địa lí THPT, bao gồm: các khái niệm, các quy luật địa lí, các mối quan hệ nhân quả,… nhưng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức ĐLĐP là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lí cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu tượng địa lí cho HS. Trong khi đó, biểu tượng địa lí lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lí, vì nó phản ánh được những thuộc tính của khái niệm địa lí tương ứng. Ngược lại, việc đưa kiến thức ĐLĐP trong dạy học địa lí sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho HS và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Đồng thời, bài giảng địa lí có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với HS hơn.
Đối với các tỉnh thành ở nước ta nói chung, đối với tỉnh Nghệ An nói riêng, vấn đề dạy học ĐLĐP ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình địa lí phổ thông. Ngoài các tiết dạy ĐLĐP theo quy định, GV chưa thường xuyên đưa kiến thức ĐLĐP vào bài giảng. Việc học địa lí của HS THPT nói chung, môn địa lí 10 nói riêng trên thực tế vẫn còn nặng về lí thuyết, ứng dụng vào thực tế địa phương còn hạn chế; dạy học ĐLĐP do đó cần thiết là một phần nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình địa lí phổ thông. Bên cạnh đó, việc giảng dạy ĐLĐP chưa thực sự có hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác như: thiếu nguồn tài liệu địa lí địa phương hỗ trợ, hình thức dạy học chưa phù hợp, dạy học còn mang tính chất đối phó để hoàn thành chương trình, HS chưa thực sự hứng thú tìm hiểu,… dẫn đến tình trạng HS thiếu kiến thức về địa phương nơi mình sinh sống. Thực trạng này càng thể hiện rõ ràng hơn đối với việc dạy học ĐLĐP ở HS lớp 10, do năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên ĐLSĐP là nội dung giáo dục bắt buộc.
Là giáo viên dạy địa lí, chúng tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để việc học tập địa lí của HS, trong đó có nội dung ĐLĐP không áp lực đồng thời mang lại hiệu quả. Trong chương trình ĐLĐP dành cho HS lớp 10 THPT của tỉnh Nghệ An năm học 2022 – 2023, ĐDSH là một trong 2 chủ đề được lựa chọn để đưa vào dạy học. Nhằm để cả GV và HS thấy được tầm quan trọng và những lợi ích rõ rệt của nội dung ĐLĐP; mặt khác thực hiện đổi mới, đa dạng hóa hình thức và phương pháp dạy học, giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển được các kĩ năng cơ bản, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát – Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Vườn Quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Đây là một VQG có tính đa dạng sinh học cao vào loại bậc nhất của Việt Nam nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài liên quan tới tính ĐDSH ở VQG Pù Mát. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh thông tin để tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học ĐLĐP một cách hiệu quả.
1 .2. Lịch sử nghiên cứu
Về vấn đề dạy và học địa lí nói chung và vấn đề dạy và học ĐLĐP nói riêng, đã có nhiều tác giả nghiên cứu được trình bày trong sách giáo khoa, giáo trình, các đề tài nghiên cứu, tạp chí, luận án.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc giảng dạy và học tập ĐLĐP được đặt ra với mục đích nghiên cứu, giảng dạy, học tập với nhiều góc độ khác nhau.
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây có rất nhiều công trình nghiên cứu ĐLĐP về cả mặt lý luận (phương pháp luận) và thực tiễn (biên soạn Địa lí địa phương của những lãnh thổ cụ thể). Tổng kết về vấn đề này, K. F. Stroev (1974) khẳng định tài liệu ĐLĐP là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí cho HS và minh hoạ các bài giảng địa lí. Địa lí địa phương là môi trường thuận lợi để HS có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ngay tại nơi các em đang sinh sống.
Ở Pháp, ĐLĐP được đưa vào địa lí phổ thông bắt đầu bằng việc tìm hiểu quê hương cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy Địa lí địa phương (E. Delteilet và P. Maréchat – 1958, M. Beautier và C. Daudel –
1 981,…). Mục đích của việc giảng dạy ĐLĐP là góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giúp cho HS khả năng tìm hiểu và năng lực tư duy tổng hợp đối với các vấn đề tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa phương.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ĐLĐP cũng đã được tiến hành từ lâu, đầu tiên là cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi vào cuối thế kỷ XV, tiếp sau đó là các công trình của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,… Gần đây, hàng loạt “Địa chí” các tỉnh đã được biên soạn như: “Địa chí Hà Bắc”, “Địa chí Hải Phòng”,”Đất nước ta” (Hoàng Đạo Thuý – Chủ biên) hoặc địa lí địa phương các tỉnh (trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).
Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về ĐLĐP có giá trị. Có thể kể một số công trình tiêu biểu có ý nghĩa tích cực đối với việc nghiên cứu và giảng dạy ĐLĐP ở nước ta như: “Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương” (2 tập), NXB Hà nội, 1967, của GS Lê Bá Thảo, “Địa lí địa phương Hậu Giang”, 1990 của GS – TS Vũ Tự Lập (chủ biên), “Nghiên cứu biên soạn Địa lí địa phương phục vụ cho việc học tập giảng dạy ở trường phổ thông”, trường ĐHSP I, 1992, của PGS – TS Lê Thông, ngoài ra còn nhiều tác phẩm theo hướng này của một số nhà địa lí khác.
1 .3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 .3.1. Mục đích nghiên cứu
- Bổ sung và làm phong phú kiến thức ĐLĐP cho HS THPT
- Tìm biện pháp, phương pháp góp phần giúp HS nắm kiến thức địa lí lớp 10 vững chắc hơn thông qua việc vận dụng kiến thức ĐLĐP.
- Làm cho bài giảng địa lí có sức thuyết phục, gây được niềm hứng thú, tính tích cực học tập của HS.
- Góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS.
1 .3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của kiến thức ĐLĐP lớp 10 THPT.
- Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát – Ứng dụng vào dạy học ĐLĐP cho HS lớp 10 ở trường THPT Con Cuông để chứng minh cho lý thuyết của đề tài.
1 .4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 .4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông; có thể mở rộng thực nghiệm trong dạy học ĐLĐP cho HS lớp 10 ở các trường THPT khác.
1 .4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức cho HS thực hiện một số sản phẩm báo cáo có tính đại diện trong chương trình ĐLĐP lớp 10 THPT.
- Tập trung vào phần thiết kế, hướng dẫn HS, phần tổ chức thực hiện được xem như cụ thể hóa và tiếp nối cho mục tiến trình thực hiện trong phần thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm đối với HS các lớp 10C6 trường THPT Con Cuông, Nghệ An
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]