SKKN “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT
- Mã tài liệu: MP0167 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 496 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm ““Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 – Tập tư thế tung cầu.
2 – Tập giao cầu cố định
3 – Giao cầu qua lại giữa hai người
4 – Giao cầu qua lưới từ giữa sân
5 – Giao cầu cuối sân
6 – Giao cầu ở cự ly ngắn vào khu vực tấn công
7 – Giao cầu trúng đích
8 – Giao cầu thay đổi kỹ thuật
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hệ thống GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động TDTT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta.
Qua đó khẳng định được mục đích của GDTC nước ta là giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Đức – Trí – Thể – Mỹ, nhằm tạo cơ hội cho mọi người khả năng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong đó việc chăm lo cho sức khỏe thể chất cho học sinh nhằm góp phần quan trọng tạo nhân lực mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển thể thao Việt Nam là mục tiêu chiến lược của công tác GDTC trường học.
Cùng với sự phát triển của các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, điền kinh bơi lội, bên cạch đó đá cầu là một môn thể thao có phong trào phát triển rất mạnh có mặt rộng khắp ở mọi nơi trong nước và thế giới. Tập luyện và thi đấu đá cầu ngoài việc có thể nâng cao sức khỏe, làm cho cơ thể phát triển cân đối toàn diện còn giáo dục cho người tập tính đồng đội, lòng dũng cảm và đặc biệt là nâng cao tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm, tập thể gắn bó .
Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử phát triển của đá cầu hiện đại cho thấy: Ở những nước có nền thể thao tiên tiến, xu hướng mới trong Đá cầu có đặc điểm nổi bật là chuyên môn hóa cao trong từng vị trí, tấn công nhanh và mạnh gây yếu tố bất ngờ, tăng cường tấn công trong khu vực giới hạn 1,98m như bật nhảy đạp cầu, móc cầu…
Xu hướng phát triển kỹ chiến thuật cũng được chuyên gia Đá cầu trên thế giới tìm tòi và sáng tạo. Việc nâng cao khả năng chiếm ưu thế trong không gian của VĐV (Như chiều cao của VĐV, nâng sức bật cho VĐV…) Huấn luyện toàn diện cả hai mặt tấn công và phòng thủ, phát triển thể lực toàn diện để đảm bảo cường độ và khối lượng vận động lớn trong thi đấu đã được chú trọng.
Tuy nhiên trong môn Đá cầu nói riêng và các môn thể thao khác nói chung kỹ thuật cơ bản là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi VĐV. Vì vậy ngay từ đầu khi mới học kỹ thuật không tạo cho mình những khái niệm đúng về động tác thì dần dần trong quá trình tập luyện sẽ trở thành thói quen khó sửa, hạn chế rất nhiều trong công việc hoàn thiện và tiếp thu kỹ thuật cũng như đạt được trình độ kỹ thuật ở mức độ cao hơn. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu, muốn vậy người tập phải nắm vững nguyên lý kỹ thuật và thực hiện tốt kỹ thuật cơ bản, những khả năng phối hợp thực hiện kỹ thuật từ các giai đoạn hoàn chỉnh, đòi hỏi VĐV đá cầu phải có thời gian dài tập luyện và sữa chữa. Nếu những sai lầm ban đầu sẽ thành “Cố tật” sau này rất khó khắc phục.
Thế nhưng thực tiễn giảng dạy bộ môn đá cầu ở các trường phổ thông cho thấy không phải bất kỳ trường nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ về điều kiện dụng cụ sân bãi cho các em học tập bộ môn đá cầu, với điều kiện cơ sở vật chất chưa thật tốt cộng với diện tích không nhiều nên sân tập chưa tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến sự thiếu sót trong kỹ thuật cơ bản của các em đặc biệt là các em học sinh nữ khối 10 học chương trình mới. Người dạy và học phải biết thực hiện các bài tập, các động tác kỹ thuật thật tốt như giao cầu, đỡ cầu, tâng cầu, và chuyền cầu… Trong đó kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình là một kỹ thuật mở màn cho trận đấu nó còn mang tính chất tấn công rõ rệt, gây khó khăn cho đối phương trong việc triển khai chiến thuật và giành điểm trực tiếp. Và hầu như các em học sinh nữ khối 10 luôn gặp khó khăn về kỹ thuật này trong quá trình học tập và thi đấu.
Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những bài tập cơ bản để vận dụng vào tập luyện. Việc lựa chọn ra những bài tập là một vấn đề khó. Lựa chọn vận dụng bài tập từ quá trình tập luyện là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Diễn Châu 2.”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ mục đích lâu dài của công tác GDTC trong nhà trường là góp phần nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và phát triển các tố chất thể lực, phát huy năng khiếu thể thao trong học sinh. Dựa trên khảo sát thực trạng phong trào TDTT trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng học tập và tập luyện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình của học sinh nữ khối 10 trong toàn trường. Đề tài này chúng tôi nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình. Từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các sai lầm, trên cơ sở lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt để sửa chữa những sai lầm thường mắc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10. Qua đó giúp chúng tôi lựa chọn ứng dụng hệ thống bài tập nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Quy mô nội dung:
Chúng tôi nghiên cứu bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình và đưa ra một số bài tập hợp lý để khắc phục những sai lầm trong học kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình.
- Thời gian thực hiện: Chúng tôi chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn 1: Xác định hướng nghiên cứu đề tài, chuẩn bị tài liệu tham khảo. Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Phân tích lý luận thực tiễn, giải quyết nhiệm vụ 1.
Giai đoạn 2: Thu thập xử lý, phân tích số liệu thu được, giải quyết nhiệm vụ
Giai đoạn 3: Viết và diễn giải sáng kiến kinh nghiệm trước tổ và ban chuyên môn nhà trường.
5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC:
Việc nghiên cứu hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình là rất cần thiết. Nhiều năm gần đây vấn đề này đã được đặt ra trong các cuộc thảo luận chuyên môn nhưng chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Nếu biết lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình không chỉ nâng cao kỹ thuật mà còn nâng cao chất lượng cho học sinh qua đó tìm ra những em có năng khiếu để bổ sung vào đội tuyển thể thao của nhà trường giúp cho đội tuyển thể thao của nhà trường thi đấu đạt kết quả cao hơn.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 1: Lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2.
Nhiệm vụ 2: Xác định những nguyên nhân và sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này, cho phép hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu, xây dựng giả thiết khoa học, xác định nhiệm vụ và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu đối với các cán bộ quản lý, huấn luyện viên vận động viên đá cầu, các giáo viên giảng dạy môn thể dục ở các trường THPT. Để lựa chọn các test đặc trưng cho từng loại bài tập, nhằm tăng thêm giá trị khách quan của kết quả phỏng vấn, qua đó để đánh giá được trình độ cho đối tượng nghiên cứu.
Về hình thức phỏng vấn chúng tôi tiến hành hai phương pháp:
Phỏng vấn trực tiếp (Có phiếu phỏng vấn).
Phỏng vấn gián tiếp (Qua gmail hoặc qua điện thoại ).
- Phương pháp quan sát sư phạm.
Quan sát sư phạm là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó, để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó. Vậy cho nên việc sử dụng phương pháp quan sát sư phạm hàng ngày để thu lượm những chỉ số, những dự kiến diễn ra trên cơ thể người tập dưới tác động của bài tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]