SKKN Những giải pháp để dạy học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9
- Mã tài liệu: BM9181 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 623 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Những giải pháp để dạy học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Cần tìm hiểu kĩ chú thích sách giáo khoa để nắm những nét khái quát về cuộc đời tác giả
2. Nắm chắc hoàn cảnh ra đời của từng văn bản
3. Đọc kĩ tác phẩm để nắm chắc nội dung (Nhân vật, sự việc chính)
4. Xác định đúng đề tài, thể loại của tác phẩm
5. Khai thác triệt để nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu | |
1.5. Phương pháp nghiên cứu | |
1.6. Phạm vi nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG | |
Chương 1. Cơ sở lí luận | |
Chương 2. Cở sở thực tiễn | |
Chương 3. Những giải pháp để dạy học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS | |
1. Cần tìm hiểu kĩ chú thích sách giáo khoa để nắm những nét khái quát về cuộc đời tác giả | |
2. Nắm chắc hoàn cảnh ra đời của từng văn bản | |
3. Đọc kĩ tác phẩm để nắm chắc nội dung (Nhân vật, sự việc chính) | |
4. Xác định đúng đề tài, thể loại của tác phẩm | |
5. Khai thác triệt để nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm | |
Chương 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM | |
3.1. Đối với giáo viên | |
3.2. Đối với học sinh | |
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
4.1. Kết luận chung | |
4.2. Những kiến nghị đề xuất |
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ DẠY HỌC TỐT
PHẦN VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn trong chương trình Trung học cơ sở gồm 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn, mỗi phân môn có vai trò, vị trí, chức năng riêng nhưng phân môn phần Văn bản chiếm tỉ lệ cao nhất. Riêng ở phần Ngữ văn 9, số tiết dành cho phần văn bản là: 63 tiết/ 175 tiết/ năm.
Cấu trúc chung của chương trình ngữ văn ở trường Trung học cơ sở đi từ Văn bản đến Tiếng Việt và vận dụng vào thực hành viết (nói) trong Tập làm văn. Nghĩa là từ việc đọc hiểu văn bản đến cảm nhận, đánh giá suy nghĩ về giá trị tư tưởng tình cảm và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản tương đối chuẩn mực, kết hợp cùng vốn từ vựng, cú pháp trong Tiếng Việt sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để nói (viết) thành thạo. Mục tiêu cuối cùng của môn học không chỉ bồi dưỡng cung cấp những kiến thức về xã hội, về tư tưởng tình cảm mà các em cần phải có kĩ năng viết (nói) thành thạo trong tương lai.
Như chúng ta đã biết, các văn bản được trích dẫn trong chương trình Trung học cơ sở nói chung và chương trình Ngữ văn 9 nói riêng đã được Bộ giáo dục và Đào tạo tuyển chọn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi nhằm giáo dục đạo đức, bồi đắp tâm hồn cho học sinh. Mỗi văn bản đều mang trong mình một giá trị nhân văn nhất định. Nó có thể là một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, về con người , xã hội . . . đầy màu sắc mà người học ngày hôm nay cần phải tìm tòi, khám phá. Thông qua những văn bản đó, mỗi chúng ta sẽ bồi đắp nên một tâm hồn rộng lớn giúp học sinh hướng đến cái Chân, Thiện, Mĩ và ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình.
Nhưng hiện nay học sinh rất ít chú trọng đến việc học tập ở bộ môn này. Bởi vì nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng: bộ môn này ít quan trọng hơn so với các môn học tự nhiên và ít được vận dụng vào việc tính toán trong cuộc sống. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin nếu cần thông tin gì thì lên mạng tìm kiếm. Một phần là do giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ít đầu tư công sức và đổi mới phương pháp dạy học làm cho học sinh không có hứng thú với các tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông.
Từ thực tiễn trên, chúng tôi rất boăn khoăn, lo lắng làm thế nào để chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần văn bản nói riêng đạt được kết quả tốt, góp phần bồi dưỡng thêm tình yêu văn chương và nền văn hóa lâu đời của dân tộc đến với tất cả các em học sinh. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “Những giải pháp để dạy tốt phần văn bản trong chương trình ngữ văn 9 ở trường Trung học cơ sở”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra những giải pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học phần văn bản ở môn ngữ văn 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ.
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 9 ở trường THCS Nguyễn Công Trứ, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông năm học …………..
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học
Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
Phân tích thực trạng dạy học phân môn văn bản ở học sinh THCS
Đề xuất những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 9 (chủ yếu phần Văn bản) ở trường THCS.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sưu tầm tài liệu: sách, báo, tạp chí, tài liệu mạng có liên quan đến công tác dạy học và thực trạng học sinh ở các trường trung học phổ thông.
Tiến hành đọc, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu thu được làm cơ sở để đề xuất những giải pháp cần thiết trong quá trình dạy học.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đúng, khách quan thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở làm cơ sở để đề xuất những giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
– Thời gian: Từ ……………
– Đối tượng tác động: Giáo viên và học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.
– Lớp chưa thực nghiệm: Lớp 9B trường THCS Nguyễn Công Trứ, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, năm học …………
– Lớp thực nghiệm: Lớp 9A trường THCS Nguyễn Công Trứ, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, năm học ………………..
- NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ bằng hình tượng. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống. Nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]