SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong việc dạy môn Khoa học lớp 5
- Mã tài liệu: BM5028 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 793 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong việc dạy môn Khoa học lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
3.2. Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.
3.3. Cách xây dựng trò chơi học tập.
3.4. Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
3.5. Áp dụng đánh giá học sinh theo thông tư 30 quy định.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, môn Khoa học có vị trí vô cùng quan trọng. Đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học. Nó cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản vể: sự sinh sản; sự lớn lên của cơ thể người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường; sự sinh sản của động thực vật; một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống sản xuất,.. giúp các em có cách ứng xử thích hợp với một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời giúp các em biết quan sát và làm thí nghiệm, nêu câu hỏi thắc mắc trong quá trình học tập, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, phân tích rồi so sánh những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó giáo dục các em ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh.
Thực tế dạy học hiện nay, giáo viên chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng một số phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế. Các thí nghiệm trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên còn tự trình bày, biểu diễn thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động này để các em chiếm lĩnh kiến thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh. Vì vậy giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà các em chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao, các em ít được tham gia vào quá trình dạy học, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh học tập thụ động, phần lớn nghe giáo viên giảng là chính, có hoạt động nhóm nhưng vẫn chưa gây được hứng thú học tập cho từng học sinh. Vì vậy, để phát huy hết khả năng của học sinh, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm; ph¬ng ph¸p bµn tay nÆn bét; phương pháp trò chơi học tập…Trong đó phương pháp Trò chơi học tập kÕt hîp víi ph¬ng ph¸p bµn tay nÆn bét là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. “ Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn…Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong việc dạy môn Khoa học lớp 5”
- Mục đích nghiên cứu .
Qua thực tế dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học cho thấy, trong giảng dạy giáo viên chỉ mới sử dụng các phương pháp truyền thống, tranh ảnh trong sách giáo khoa treo lên bảng cho HS quan sát. Giáo viên giảng dạy môn khoa học phần lớn là cung cấp kiến thức cho các em qua nội dung sách giáo khoa. Học sinh tiếp thu còn mang tính thụ động, việc tiếp thu của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. HS tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả học sinh thuộc bài nhưng chưa hiểu sâu về các sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao… Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt. Ngoài ra các em chưa có hứng thú khi học môn Khoa học.
Để phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia Trò chơi học tập, đề tài nghiên cứu này đã gióp t«i tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo viên mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập. Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, củng cố khắc sâu hơn những kiến thức được cung cấp trong giờ học, qua trò chơi sẽ phát huy được óc tưởng tượng, tạo cảm giác thoải mái, tự tin, sáng tạo, gây hứng thú, sự tích cực học tập của học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 5A mà tôi đang dạy năm học ……..
– Nghiên cứu 1 số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong việc dạy môn Khoa học lớp 5.
- 4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:
Trong quá trình dạy học, để nghiên cứu thực tế, tôi đã sử dụng những phương pháp như sau:
– Phương pháp nghiên cứu: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra: Nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
– Phương pháp thí nghiệm: Giáo viên phải tự kiểm tra các trang thiết bị và làm thử để khẳng định sự thành công của thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm chính thức.
– Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với học sinh để hiểu tâm tư, nguyện vọng , những khó khăn, vướng mắc của các em. Trao đổi với với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
– Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh qua mỗi tiết học chính khoá cũng như ngoại khoá để phát hiện khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động.
– Phương pháp bµn tay nÆn bét: Là khơi gợi óc tưởng tượng, sự kinh ngạc, tính tò mò ở trẻ.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm : Để kiểm nghiệm tính thực thi, khả năng và tác dụng của trò chơi vào bài học đã thiết kế để điều chỉnh cho hợp lý.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy.
Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy, học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, HS được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học được hình thành ở các lớp học, và đặc biệt là các em học sinh lớp 5A mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học …….., tôi được phân công dạy khối 5, trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số trò chơi học tập vào các tiết dạy môn Khoa học nói riêng cũng như các môn học khác nói chung nhằm để phát huy tích tích cực của học sinh trong, nhưng trong quá trình tham gia chơi tôi thấy rất nhiều em chưa tích cực tham gia trò chơi cùng với các bạn, hoặc chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong môn Khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học. Từ những băn khoăn của bản thân về khả năng tham gia trò chơi học tập của các em nên vào giữa học kì I tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hình học sinh, sự mong muốn và khả năng tham gia các trò chơi học tập trong môn Khoa học nói riêng và trong các môn học khác nói chung. Kết quả khảo sát như sau:
Sĩ số | Số học sinh rất hứng thú tham gia trò chơi | Số học sinh hứng thú tham gia trò chơi. | Số học sinh không hứng thú tham gia trò chơi. | |||
28 | SL | TL | SL | TL | SL | TL |
10 em | 35,7% | 10 em | 35,7% | 8 em | 28,6% |
Sở dĩ các em hứng thú tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do một số nguyên nhân sau:
+ Về giáo viên:
– Đưa ra trò chơi quá khó, các em không thể thực hiện được.
– Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu được kết quả gì.
– Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
+ Về học sinh:
– Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?
– Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng – phạt” giữa các đội chơi.
- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp như sau:
3.1. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
Không phải tiết Khoa học nào chúng ta cũng sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]