SKKN Phát huy tính tích cực học sinh để nâng cao chất lượng dạy bài Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 9
- Mã tài liệu: BM9007 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 970 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Luông |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Luông |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính tích cực học sinh để nâng cao chất lượng dạy bài Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thầy
2.3.2. Thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
2.3.3. Hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học phần địa lí vùng kinh tế
2.3.4. Trang bị kĩ năng sử dụng atlat giúp học sinh tích cực chủ động trong mỗi tiết học
2.3.5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong tổ chức giờ học trên lớp
Mô tả sản phẩm
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
- MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình việc đổi mới phương pháp dạy học đã được chú trọng. Nghị quyết TW II khoá VII đã khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập. Sau những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học chúng ta đã đạt được những kết quả như: giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học sinh tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức.Trong nhiều năm qua chúng tôi đã cùng với tổ chuyên môn bám sát chuyên đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào bài dạy trên lớp đạt kết quả khá cao. Chính vì vậy mà từ năm học …………chúng tôi đã lập ra kế hoạch và xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trong năm học của nhóm địa lý trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỊA LÝ VÙNG Ở LỚP 9”. Trong năm học này bản thân tôi đã thực hiện và thử nghiệm thành công bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng ( tiết 22) trong kì thi chọn giáo viên giỏi cấp thành phố. Vì vậy trong các năm học tiếp theo từ …………, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới, đồng bộ nhằm “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI “.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm nhận thấy kết quả nâng cao chất lượng giảng dạy các bài phần vùng kinh tế đảm bảo được nội dung kiến thức, kĩ năng; tích hợp được các nội dung về bảo vệ tài nguyên , môi trường , sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…Các giải pháp này được chúng tôi chia sẻ cùng với các đồng nghiệp trong chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh nhận được sự quan tâm do tính khả thi và tính hiệu quả rất cao. Đặc biệt là chất lượng học sinh mũi nhọn đã đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi thành phố và cấp tỉnh các năm học từ ………….
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực chất giảng dạy và học tập các bài lý thuyết phần địa lí vùng kinh tế của học sinh lớp 9 để tìm ra những vướng mắc của giáo viên, những sai sót học sinh thường gặp để đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng các bài địa lí phần vùng kinh tế nói riêng và chất lượng dạy, học bộ môn Địa lí ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói chung.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của các bài lí thuyết phần địa lí vùng kinh tế. Khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả học tập của học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi trong quá trình thực nghiệm đề tài để đúc rút ra những bài học thực hiện bài địa lí vùng kinh tế Địa lí 9 tốt nhất.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu: các tài liệu gồm có nghị quyết về giáo dục, tài liệu bộ môn, tài liệu tích hợp, niên giám thống kê, thông tin trên mạng …để chọn lọc các giải pháp đảm bảo tính khoa học.
– Phương pháp điều tra, thực nghiệm: Các phiếu điều tra, giáo án thực nghiệm và kết quả thu được tiến hành ngay tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Đây được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài .
– Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: các thông tin số liệu cơ bản được thu thập chủ yếu từ tài liệu thống kê của tổng cục thống kê, tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo và các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm đề tài.
– Phương pháp xử lí số liệu, thông tin: Các số liệu, thông tin thu thập được sẽ được lựa chọn, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận khả thi phục vụ mục đích và nội dung nghiên cứu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phần địa lí vùng kinh tế có vị trí quan trọng trong chương trình môn địa lí nói chung và địa lí lớp 9 nói riêng. Theo chương trình bài địa lí vùng kinh tế ( trừ các bài thưc hành ) trong chương trình địa lí lớp 9 chiếm tới 39,5% ( 17 bài trong tổng số 43 bài ), là nội dung chính của nửa cuối học kì I và nửa đầu học kì II ở lớp 9. Hơn nữa, theo ma trận đề thi cuối cấp THPT, thi học sinh giỏi các cấp và thi vào chuyên Lam Sơn tỉ lệ chiếm khoảng 25 % tổng toàn bài. Đây là một thách thức lớn đối với mỗi học sinh nếu các em không được trang bị đầy đủ các kiến thưc, kĩ năng cần thiết khi làm bài kiểm tra. Hơn nữa, thông qua kiến thức học tập các bài này học sinh còn có khả năng thực hiện tốt các bài tập về đọc atlat, nhận xét số liệu,biểu đồ, phân tích lược đồ …để lấy thêm điểm bài thi.
Cấu trúc đề thi vào THPT, thi học sinh giỏi, thi vào chuyên Lam Sơn
TT | Các phần | Số điểm | Số câu hỏi | Loại câu hỏi |
1 | Trái Đất | 2,0 | 1-2 | Tự luận |
2 | Địa lí tự nhiên Việt Nam | 2,0 | 1-2 | Tự luận |
3 | Địa lí dân cư Việt Nam | 2,0 | 1-2 | Tự luận |
4 | Địa lí ngành kinh tế | 2,5 | 1-2 | Tự luận |
5 | Địa lí các vùng kinh tế | 3,5 | 1-2 | Tự luận |
6 | Địa lí địa phương | 2,0 | 1-2 | Tự luận |
7 | Kỹ năng | 6,0 |
|
Tự luận |
Tổng | 20,00 | 7-11 |
Bài địa lí vùng kinh tế thường dài, tổng hợp kiến thức của cả phần tự nhiên lớp 8, phần dân cư , kinh tế chung ở đầu lớp 9 và theo đặc trưng riêng của mỗi vùng ( 7 vùng kinh tế ). Mặt khác kiến thức của mỗi vùng có cấu trúc tương tự nhau gồm 5 phần:
- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm dân cư, xã hội
- Tình hình kinh tế
- Trung tâm kinh tế , vùng kinh tế trọng điểm
Vì vậy với mỗi bài của mỗi vùng kinh tế cần phải vận dụng các giải pháp, tiến trình chung một cách hợp lí mới đạt hiệu quả cao cho từng tiết dạy
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Kết quả khảo sát khối 9 thời điểm đầu năm học ………… ( % )
Tiêu chí | Lớp 9A1 | Lớp 9A2 | Lớp 9A3 | Lớp 9A4 |
Tỉ lệ học sinh tích cực, chủ động | 17,9 | 15,0 | 20,4 | 11,4 |
Tỉ lệ HS biết vận dụng kĩ năng | 12,8 | 12,5 | 18,2 | 8,7 |
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng chất lượng học sinh chủ yếu là do ở lớp dưới các em chưa có phương pháp học, chưa tự rèn kỹ năng và nhất là trong chương trình lớp 6,7,8 các em học bộ môn mang tính đối phó.Mặt khác học sinh chưa sử dụng atlat địa lí trong quá trình học nên kĩ năng chỉ được rèn trên lớp cùng bản đồ lớn treo tường trong khi atlat địa lí học sinh được phép mang vào phòng thi .
Từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giờ học các bài địa lí đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ cả quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đồ dùng dạy học, học tập đến việc tổ chức đánh giá học sinh và đổi mới cách dạy học trên lớp. Như vậy, học sinh từ hiểu đúng dẫn đén hành động đúng và từ thực tiễn sinh động để hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn, đặc biệt nắm bắt được những thông tin, số liệu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]