SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và và sáng tạo cho HS THPT trong chuyên đề “Biến đổi khí hậu” bằng PP học tập phục vụ cộng đồng (Service learning)
- Mã tài liệu: MP1279 Copy
Môn: | ĐỊA LÍ |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 453 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Kim Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Kim Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và và sáng tạo cho HS THPT trong chuyên đề “Biến đổi khí hậu” bằng PP học tập phục vụ cộng đồng (Service learning)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Xây dựng chuyên đề BĐKH áp dụng cho học sinh toàn trường.
Giải pháp 2: Tổ chức HTPVCĐ thông qua các dự án học tập thuộc chuyên đề BĐKH
Xây dựng dự án học tập của chuyên đề BĐKH theo 7 bước sau:
Bước 1: Lập ý tưởng dự án.
Bước 2: Lập nhóm thực hiện dự án.
Bước 3: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho từng dự án. (Phụ lục 4)
Bước 4: Xây dựng đề cương dự án.
Bước 5: Thực hiện dự án.
Bước 6: Thử nghiệm, đánh giá, điều chỉnh sản phẩm (Nếu có).
Bước 7: Kết thúc dự án.
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường THPT Kim Sơn A trong chuyên đề “Biến đổi khí hậu” bằng phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (Service learning)”.
Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong dạy học Địa lí THPT. 2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Nội dung sáng kiến
2.1.1. Giải pháp cũ thường làm
a. Mô tả thực trạng giải pháp cũ thường làm
Hiện nay trong chương trình Sách giáo khoa Địa lí 10 đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thực tiễn có thể được khai thác thông qua các bài học Địa lí trên lớp, trong đó có vấn đề về BĐKH. Theo khảo sát và điều tra của chúng tôi, hiện nay ở hầu hết các trường THPT trong và ngoài tỉnh, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra được sức lan tỏa lớn trong cộng đồng chủ yếu đang diễn ra như sau:
♦ Về phía chương trình Sách giáo khoa và kế hoạch giáo dục
– BĐKH là một trong những vấn đề thời sự quan trọng mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân loại. Vì vậy, trong chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thiết kế 3 chuyên đề học tập Địa lí lớp 10, trong đó có chuyên đề về BĐKH. Tuy nhiên, không phải tất cả HS lớp 10 đều được học chuyên đề này. Cụ thể, đối với khối 10 trường THPT Kim Sơn A, năm học 2022-2023 có 6/11 lớp học môn Địa lí (Trong đó chỉ có 4 lớp KHXH lựa chọn chuyên đề học tập Địa lí), còn lại 5/11 lớp không lựa chọn học môn Địa lí và không học chuyên đề Địa lí. Như vậy, có 7/11 lớp không học chuyên đề BĐKH.
Đối với học sinh thuộc lớp 11 và 12 vẫn học theo chương trình GDPT 2006, việc đề cập đến các kiến thức về BĐKH chỉ được hướng dẫn lồng ghép, tích hợp vào các bài học có liên quan với thời lượng bị gò bó trong khung phân phối chương trình của bài học. Tuy nhiên, lượng kiến thức về BĐKH mà GV cung cấp được cho HS thường rất ít, không liền mạch, chưa có tính liên kết giữa nội dung của bài học nên HS thường khó hình dung về kiến thức tổng quan của vấn đề BĐKH.
Vì vậy, những đối tượng HS trên chưa thể phát huy hết năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo để có những hành động cụ thể ứng phó với BĐKH, hiệu quả lan truyền về phòng chống BĐKH trong cộng đồng còn hạn chế.
♦ Về phía Giáo viên:
– PPDH đã được GV đổi mới như sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong chuyên đề BĐKH. Song phần lớn các phương pháp vẫn mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những vấn đề thời sự nổi bật liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra hiện nay, mà chưa hướng tới các phương pháp hướng dẫn học sinh tư duy sáng tạo, tự tìm ra giải pháp ứng phó với BĐKH, và lan tỏa các giải pháp đó ra cộng đồng.
– Qua việc đổi mới PPDH ở trên lớp, GV cũng đã có những thay đổi về HTDH phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như dạy học cặp đôi/ nhóm nhỏ. Nhưng do thời lượng tiết học ngắn mà khối lượng kiến thức của bài học lớn, nên hầu như hiệu quả hình thành kiến thức, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh chưa được hình thành rõ. Đối với một số lớp khá giỏi, GV cũng đã sử dụng HTDH dự án học tập, song các dự án học tập vẫn diễn ra chủ yếu trong quy mô một lớp học, tính lan tỏa chưa cao.
– GV đã có những hình thức kiểm tra đánh giá như sau: Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận ngắn, vấn đáp trên lớp,… Qua đó đã đánh giá được mức độ hình thành kiến thức, kỹ năng của học sinh về vấn đề BĐKH. Song các hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn giản nên chưa kiểm tra được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.
♦ Về phía học sinh:
– Đa số HS đã nắm được kiến thức cơ bản, có kỹ năng và thái độ đúng đắn với vấn đề bảo vệ môi trường: Trồng và chăm sóc cây; sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; vệ sinh trường lớp và không gian sống,… Tuy nhiên, đa số học sinh cho rằng môn Địa lí là môn KHXH, nặng về kiến thức lí thuyết, học thuộc. Vì vậy, việc học trên lớp của các em mang tính thụ động. Đối với các lớp 10 có tiết học chuyên đề trong thời lượng 10 tiết, cũng chỉ đủ cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản nhất về BĐKH.
– HS rất ít được làm việc theo nhóm và thảo luận với nhau về các kiến thức nên các em không mạnh dạn và tự tin khi trình bày hoặc bảo vệ ý kiến của mình; chưa phát huy được năng khiếu và sở trường của mình. Do đó, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo vào giải quyết vấn đề BĐKH chưa được hình thành rõ nét.
– Trên thực tế, HS đã có những hành động nhỏ bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh như vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh,…. nhưng phạm vi tác động còn hẹp, chỉ xung quanh môi trường HS học tập và sinh sống.
b. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ b1. Ưu điểm
– Các chuyên đề học tập của chương trình GDPT 2018, đặc biệt là chuyên đề BĐKH trong môn Địa lí đã đáp ứng được mục tiêu truyền đạt các kiến thức cơ bản của vấn đề này đến HS, bước đầu giúp HS nắm được 1 số kiến thức về BĐKH, nâng cao được ý thức, trách nhiệm và đã có những hành động nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
– Với những đổi mới trong PPDH, HTDH và kiểm tra đánh giá của GV, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS đã dần hình thành trên cơ sở hệ thống kiến thức SGK được GV cung cấp.
– Thông qua dạy học chuyên đề BĐKH, HS đã biết đến một số ứng dụng của Địa lí trong khoa học và đời sống. Việc đưa hình thức dạy học dự án vào một số lớp khá giỏi đã giúp học sinh bước đầu phát triển được năng lực tư duy sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp ứng phó với BĐKH, song vẫn chỉ dừng lại ở sự sáng tạo theo khuôn mẫu mà GV đặt ra.
b2. Nhược điểm
– Hạn chế 1: Chuyên đề BĐKH mới chỉ được thực hiện ở các lớp lựa chọn Chuyên đề học tập Địa lí. Do đó, chỉ có những HS ở các lớp này thực sự được tiếp cận với hệ thống kiến thức về BĐKH. Các lớp 10 không có tiết lựa chọn chuyên đề học tập và khối 11,12 thì phần lớn HS không được tiếp cận với nó. Trong khi đó, BĐKH là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu cần sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ của toàn thể học sinh và cộng đồng nhằm lan tỏa hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.
Hơn nữa, các chuyên đề học tập chỉ bó hẹp trong phạm vi không gian lớp, trường, chưa có sự phối hợp với các chương trình do các tổ chức, cơ quan đoàn thể ngoài nhà trường phát động trên phạm vi toàn quốc, phần nào đã hạn chế tính lan tỏa và cơ hội để học sinh có thể giao lưu học hỏi, thể hiện tài năng với các HS khác trên phạm vi cả nước.
– Hạn chế 2: PPDH, HTDH, kiểm tra đánh giá của giáo viên còn nặng về lối truyền thụ kiến thức, ít chú trọng đến việc hình thành năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập. Các dự án khuôn mẫu mà giáo viên đặt ra làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh trong việc tìm kiếm các ý tưởng mới. Vì vậy, các sở trường của HS chưa được phát huy hết như sở trường vẽ, thiết kế, CNTT,….
Việc đưa HTDH dự án học tập của giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở quy mô một hoặc vài lớp học và mang tính chất giải quyết một vấn đề nhỏ trong vấn đề BĐKH, do đó sức lan tỏa trong cộng đồng chưa cao.
– Hạn chế 3: HS học các kiến thức hàn lâm, đã hình thành được một số kỹ năng bảo vệ tài nguyên và môi trường, nhưng chưa hình thành được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các em chưa tự thiết kế và chế tạo ra những sản phẩm để sử dụng trong thực tiễn, hoặc có làm cũng chỉ là các sản phẩm khuôn mẫu do GV yêu cầu.
Thực tế, tất cả học sinh khi được điều tra đều cho biết các em chưa từng được tự lên ý tưởng, tự thiết kế, tự chế tạo một sản phẩm nào về Địa lí và đều rất mong muốn được tham gia các dự án học tập vì cộng đồng để được tự thiết kế, chế tạo các sản phẩm Địa lí, đặc biệt là các sản phẩm gắn liền với thực tiễn về chủ đề BĐKH – Một vấn đề thời sự cấp bách hiện nay của nhân loại, đồng thời lan tỏa ý nghĩa bảo vệ môi trường ra cộng đồng.
Chính vì những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy:
– PPDH và HTDH mà hầu hết GV sử dụng hiện nay chưa phát huy được tính sáng tạo và các năng lực cần thiết của học sinh mà toàn ngành giáo dục cũng như cả nước đang hướng tới, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Thêm vào đó, chương trình GDPT 2018 trong môn Địa lí mới chỉ dừng lại ở chuyên đề BĐKH cho các lớp 10 có tiết lựa chọn chuyên đề học tập, trong khi vấn đề này cần sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc của toàn thể học sinh các khối lớp và cộng đồng. 2.1.2. Giải pháp mới cải tiến
a. Cơ sở lí luận và thực tiễn
– Dạy học trong chương trình GDPT 2018 hướng tới việc phát triển các năng lực cho HS. Dù học tập ở môn học nào, các năng lực chung cũng cần phải đạt được, bởi đó là những năng lực cơ bản làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động sản xuất.
Trong chương trình GDPT 2018, có 3 năng lực chung được hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Địa lí là một thành phần nằm trong chương trình GDPT 2018. Thông qua các bài học, chuyên đề dạy học sẽ giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng, năng lực và phẩm chất. Và do môn Địa lí là môn học có tính thực tiễn cao nên trong 3 nhóm năng lực trên, chúng tôi quan tâm đến nhóm năng lực chung thứ 3 là nhóm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Có nhiều nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo nói chung. Hai khái niệm này thường tách rời nhau:
“Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” (Theo Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương).
“Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó” (Theo Trần Việt Dũng).
Tuy nhiên, việc đưa vào khái niệm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong Chương trình GDPT 2018 là một cách đưa sáng tạo, có tính mới, là sự kết hợp hài hòa giữa 2 năng lực biệt lập. Theo đó, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có thể được mô tả như sau:
+ Nhận ra ý tưởng mới.
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề.
+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới.
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp.
+ Thiết kế và tổ chức hoạt động.
+ Tư duy độc lập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]