SKKN Phát triển năng lực học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 12 thông qua thiết kế và sử dụng hệ thốngbài tập theo định hướng tiếp cận PISA
- Mã tài liệu: MP1051 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 556 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 12 thông qua thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí 12
2.2. Hệ thống bài tập Địa lí 12 theo hướng tiếp cận PISA
2.3. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí 12 nhằm phát triển năng lực HS.
2.3.1. Sử dụng khi dạy bài mới ( phụ lục 1)
2.3.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3.3. Sử dụng khi tự học ở nhà
2.3.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá (phụ lục 2)
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Vậy làm thế nào để phát triển năng lực cho học sinh? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, để HS được phát triển toàn diện các năng lực cá nhân? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp HS có được những hiểu biết cơ bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Trong dạy học Địa lí, ngoài dạy kiến thức lý thuyết thì việc rèn luyện các kỹ năng Địa lí ( gồm phương pháp khoa học, tư duy khoa học,…) và việc vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Nếu như các em chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa thấy được vai trò của Địa lí trong đời sống thì các em chưa có hứng thú, chưa có nhiều niềm đam mê trong học tập Địa lí. Do đó, để tạo dựng niềm đam mê, giúp HS gần hơn với thực tiễn thì việc thiết kế và sử dụng bài tập không nặng kiến thức hàn lâm, mà cần phải chú trọng đến việc học sinh ứng dụng các kiến thức để hình thành và phát triển các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và xã hội… là hết sức cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có rất nhiều ưu điểm, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực.
Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của HS, tạo hứng thú, để các em say mê học tập, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Phát triển năng lực học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 12 thông qua thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA”
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập Địa lí theo hướng tiếp cận PISA nhằm hình thành và phát triển một số, phẩm chất, năng lực cho HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí cấp THPT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu về nội dung kiến thức, đối tượng HS và điều kiện dạy học
- Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí 12 nhằm phát triển năng lực học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả
- Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập địa lí 12 theo hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
Tài liệu về lý luận như phương pháp dạy học môn Địa lí, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, lý luận về việc xây dựng BTĐL, chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 hiện hành, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình tổng thể GDPT 2018 của Bộ GD- ĐT và các tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp điều tra sư phạm
- Tiến hành điều tra thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn
huyện Diễn Châu.
- Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá HS qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học địa lí 12 có phù hợp với nội dung, phương pháp, đối tượng HS hay không.
5.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến HS về việc sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học địa lí lớp 12, qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung câu hỏi, bài tập cho phù hợp.
5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trải nghiệm việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học địa lí 12 để kiểm chứng, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh qua một số câu hỏi, bài tập mới.
- Tính mới của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập có tính mới: Tiếp cận PISA, đột phá trong khâu thiết kế bài tập và phương pháp sử dụng bài tập.
- Khai thác nội lực và phát huy được năng lực của HS
- Có tính ứng dụng cao vào các bài kiểm tra, thi học sinh giỏi và kì thi đánh giá năng lực của các trường đại học.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THÔNG QUA THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về đổi mới phương pháp dạy học.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, ngành giáo dục cần phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy
Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới PPDH là tích cực sinh hoạt động học tập ở HS, là phát huy ở HS tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Môn địa lí cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, vì vậy giáo viên sinh học cần hình thành cho các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học.
Cốt lõi của đổi mới PPDH đó là:
- Đổi mới mục tiêu giáo dục.
- Đổi mới hoạt động dạy của GV.
- Đổi mới hoạt động học tập của HS.
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học.
- Đổi mới hình thức sử dụng phương tiện dạy học.
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.
1.1.2. Về việc sử dụng bài tập Địa lí trong dạy học Địa lí ở trường THPT
1.1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng BTĐL trong dạy học Địa lí ở trường THPT
Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục KTĐG năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
BTĐL có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, đó là:
- Làm chính xác hoá những khái niệm địa lí; củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn; khi vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
- Rèn luyện các kĩ năng Địa lí cho HS
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình học tập và thực tiễn – Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Địa lí và các thao tác tư duy.
- Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
- Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học.
BTĐL có vai trò quan trọng trong dạy học Địa lí tích cực:
- BTĐL như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi phát hiện kiến thức, kĩ năng.
- BTĐL mô tả một số tình huống thực của đời sống thực tế.
- BTĐL được nêu lên như là tình huống có vấn đề.
- BTĐL là một nhiệm vụ cần giải quyết.
1.1.2.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT
BTĐL là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của HS. Có nhiều cách để phân loại BTĐL, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi phân theo 2 loại như sau:
* Bài tập tự luận
Bài tập tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian đã định trước.
- Ưu điểm
+ Cho phép kiểm tra được nhiều người trong một thời gian ngắn, tốn ít thời gian và công sức cho việc chuẩn bị của giáo viên.
+ Rèn cho HS khả năng trình bày, diễn tả câu trả lời bằng chính ngôn ngữ của họ, đo được mức độ tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh);
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]