SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 299
Lượt tải: 15
Số trang: 61
Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Thanh Chương 3
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 61
Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Thanh Chương 3
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Phát huy vai trò của các chủ thể.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh và nắm bắt tư tưởng, tâm lý học sinh.
+ Xây dựng quy tắc và hình thành văn hóa ứng xử trong lớp học. +Phát hiện, xây dựng và rèn luyện cho đội ngũ cán bộ lớp.
+ Xây dựng không gian lớp học thân thiện. .
+ Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hình thành kĩ năng mềm cho học sinh.
+Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt. .
– Tăng cường công tác phối hợp, giáo dục toàn diện
+ Phối hợp với Đoàn trường trong các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa.
+ Phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục kĩ năng sống
+ Tham gia công tác xã hội trong các hoạt động thiện nguyện và phát triển kĩ năng sống.
+ Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỷ luật tích cực vì một lớp học hạnh phúc .
+ Tính sư phạm trong xây dựng lớp học hạnh phúc

 

Mô tả sản phẩm

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 12 tháng 11 năm 2019 Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành công văn số 312/CĐN về hướng dẫn công đoàn các trường tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Theo kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người học đáp ứng trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên công đoàn ngành phát động phong trào, các nhà trường đã tích cực hưởng ứng. Thiết nghĩ, muốn phong trào xây dựng trường học hạnh phúc thì trước hết phải xây dựng được lớp học hạnh phúc thành công. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Có nhiều lớp học hạnh phúc thì mới có trường học hạnh phúc.
Xây dựng lớp học hạnh phúc là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn,
gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. “hạnh phúc” không chỉ bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường mà ngay từ lớp học và thiên chức của nhà giáo, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng. Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống vui vẻ, tự tin, khỏe mạnh, có ước mơ hoài bão và tích cực tham gia các hoạt động ; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi … Chất lượng của lớp học hạnh phúc không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tại trường THPT Thanh Chương 3, nơi tôi công tác là một ngôi trường có bề dày truyền thống, mọc lên trên mảnh đất nghèo hiếu học. Đây là ngôi trường đi đầu trong hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nề nếp, định hướng xây dựng tập thể, tạo môi trường để hình thành, hoàn thiện nhân cách học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc quan tâm giáo dục kỹ năng sống, phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng mềm trong cuộc sống đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Với nhiều năm thành công trong công tác chủ nhiệm, nhiều lớp học rất “đặc biệt” đã thành công, các em đến trường với những “ngày vui” và trưởng thành quay về trường, lớp cũ để tri ân thầy cô, tri ân nhà trường, giúp đỡ và dìu dắt các lớp đàn em. Hãy hiểu rằng học sinh sẽ thay đổi khi giáo viên thay đổi “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Mỗi giáo viên luôn ý thức được mình là một nghệ sĩ trên bục giảng, với những băn khoăn, trăn trở tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để có được cho lớp học do mình chủ nhiệm có được một môi trường học tập an toàn, tôn trọng và đầy ắp tình yêu thương.
Từ những thành công của công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã xây dựng đề tài: “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay”, hy vọng những kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ góp phần cùng các đồng nghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành giao phó và hoàn thành thiên chức người thầy mà xã hội đã vinh danh.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua một số giải pháp cụ thể.
+ Giúp cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và giải pháp trong nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Cùng nhà trường thực hiện thắng lợi phong trào xây dựng trường học hạnh phúc với mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình làm công tác chủ nhiệm của bản thân và kinh nghiệm từ đồng nghiệp tại trường THPT Thanh Chương 3.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng đến xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc thông qua các biện pháp phát huy phẩm chất và năng lực cho học sinh đã được thực nghiệm tại trường GVCN từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2021 – 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp:
+ Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu về khái niệm hạnh phúc, phẩm chất, năng lực … có liên quan đến đề tài.
+ Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy .
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
+ Phương pháp so sánh.

6. Tính mới của đề tài
+ Sáng kiến góp phần phát huy tính tích cực chủ động và phát triển năng lực phẩm chất toàn diện cho học sinh.
+ Chứng minh tính khả thi và tính cần thiết của việc xây dựng các biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng lớp học hạnh phúc hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm “Phẩm chất”, “Năng lực”
* Khái niệm về phẩm chất: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hay: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.
* Khái niệm năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động..
* Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực (nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra) Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
Phẩm chất, năng lực là hai yếu tố không thể thiếu để hình thành nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao cho học sinh. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học [Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán].
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.” (Nguồn NGƯT.TS. Phạm Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam).
Trong thời gian gần đây, với các chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” hay “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” nhằm hướng đến học sinh được học tập, được vui chơi, được trải nghiệm, được chia sẻ, được thấu hiểu, được bộc lộ những tố chất riêng của mình và được tôn trọng. Làm sao để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để làm được điều này thì việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THPT quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc phát triển phẩm chất năng lực thế giới quan, cung cấp tri thức cho học sinh, bồi đắp tình cảm đạo đức, giáo dục cho học sinh biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão, hạnh phúc hơn.
1.2. Khái niệm “Hạnh phúc”
+ “Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc của con người khi thoả mãn nhu cầu nào đó”. Đó là cảm xúc vui sướng, hài lòng trong cuộc sống. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.
+ Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
– Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình.
– Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện.
– Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ.
– Được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm…
1.3. Khái niệm “Trường học hạnh phúc”, “ Lớp học hạnh phúc”.
* “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Khái niệm trường học hạnh phúc bắt nguồn từ nhiệm vụ của UNESCO là thúc đẩy hòa bình thông qua giáo dục, và đặc biệt từ hai trong bốn trụ cột của việc học: Học cách sống cùng nhau và học cách trưởng thành. Mặc dù học cách sống cùng nhau bao gồm các phẩm chất chủ yếu dựa trên các mối quan hệ, bao gồm sự đồng cảm, khoan dung, tôn trọng sự đa dạng, giao tiếp và tinh thần đồng đội (UNESCO, 2014); Học tập để trưởng thành những phẩm chất xuất phát từ bên trong con người, như sáng tạo, tư duy phê phán, tự thúc đẩy, kiên trì và lạc quan (Faure et. al., 1972). UNESCO đã đưa ra 10 tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc:
– Tình bạn và các mối quan hệ trong cộng đồng trường học.
– Thái độ và phẩm chất tích cực của giáo viên.
– Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt.
– Những giá trị và sự thực hành mang tính tích cực và hợp tác.
– Điều kiện lao động và sức khỏe toàn diện cho giáo viên.
– Kỹ năng và khả năng của giáo viên.
– Làm việc nhóm và tinh thần hợp tác. Học tập theo nhóm giữa học sinh và giáo viên.
– Sức khỏe tinh thần và quản lí.
– Môi trường học tập ấm áp và thân thiện.
– Môi trường an toàn, không có bắt nạt học đường và kỷ luật tích cực.
Ngày 22/4/2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, đồng thời chỉ ra có rất nhiều những tiêu chí để xây dựng một trường học hạnh phúc nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất, cốt lõi nhất để xứng đáng là một ngôi trường hạnh phúc ở Việt Nam cần 3 tiêu chí: yêu thương – tôn trọng – an toàn.
Thứ nhất là tình yêu thương. Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình.
Thứ hai là sự tôn trọng. Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể.
Thứ ba là sự an toàn. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực.

Lớp học cô trò đều cảm thấy tràn ngập yêu thương
*Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm,… Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn…Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp… Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Cần hình thành cho học sinh những năng lực để xây dựng lớp học hạnh phúc: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp … qua đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới, vì một lớp học hạnh phúc.
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Do vậy có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực.
1.4. Vai trò công tác chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, Hội cha mẹ học sinh (CMHS) để làm tốt công tác dạy – học – giáo dục HS trong lớp phụ trách. Hiện nay, khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân tố quyết định thành công đó chính là những con người có đủ phẩm chất, trí tuệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Để làm được điều này thì việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THPT quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc hình thành thế giới quan, cung cấp tri thức cho học sinh, bồi đắp tình cảm đạo đức, giáo dục cho học sinh biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội.
Để xây dựng một lớp học hạnh phúc vì sự phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, người làm công tác chủ nhiệm cần giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…Giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp học trong giai đoạn hiện nay. 2.2.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế – xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn.
Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày thành tích, ở đây nhiều thế hệ thầy cô không những có kinh nghiệm về chuyên môn mà còn có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Đó là cơ hội lớn cho thế hệ giáo viên học hỏi và trau dồi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường là điều kiện thuận lợi để GVCN lập kế hoạch và phổ biến những chủ trương, kế hoạch của nhà trường đến với phụ huynh và học sinh kịp thời.
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là nghiện game online, Facebook…. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm ở trường THPT Thanh Chương 3.
Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn rộng lớn, từ miền núi đến trung du, có đường biên giới dài với đất nước Lào, có học sinh dân tộc từ Con Cuông về đây định cư. Tập trung đông dân cư, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đường sá đi lại khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường.
Đối với phụ huynh: Phần lớn gia đình học sinh làm nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những bố mẹ đi làm ăn xa nên phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục. Thực trạng lớp tôi chủ nhiệm có đầu vào thấp nhất trường, số học sinh nam nhiều hơn nữ, có 5/38 học sinh là người dân tộc Bản Vẽ, không có học sinh giỏi, chỉ có học sinh khá, trung bình…nhiều em ở xa, cá biệt về tính cách và hoàn cảnh, có một số em thiếu tự tin, không nhiệt tình trong học tập cũng như hoạt động tập thể.
Giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: liệu “Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không”? nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Trước hết, chúng ta không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, bệnh thành tích trong giáo dục. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh – tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội – dư luận xã hội luôn đặt kì vọng cao cho giáo viên đứng lớp và ngành Giáo dục.
+ Cuối cùng phải nói đến đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo viên, mỗi giáo viên luôn muốn làm tròn các vai trò xã hội của mình. Giáo viên bị áp lực, dồn tất cả những áp lực ấy lên đôi vai bé nhỏ của học trò lúc nào không hay.
Về phía học sinh: Kỹ năng giao tiếp, hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế, các em thường hay ngại ngùng, e dè, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Học lực yếu, đi học vì bố mẹ ….Tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lý của lớp 11M (Năm học 2017-2018); HS lớp 10D4 (Năm học 2019-2020) với câu hỏi:
“Các em có hạnh phúc khi đến trường ?” Kết quả thu được qua bảng sau:

Mức độ 11M 10D4
Chưa bao giờ hạnh phúc % 5,25% 4,12%
Hiếm khi hạnh phúc % 26% 13,63%
Thỉnh Thoảng hạnh phúc % 57,25% 51%
Thường xuyên hạnh phúc % 11,5% 33,25%

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh trả lời: thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn rất nhiều tỉ lệ học sinh trả lời: thường xuyên hạnh phúc. Rất đáng lo ngại là số học sinh trả lời: Chưa bao giờ hạnh phúc vẫn còn cao.
– Nguyên nhân khách quan là do: Chất lượng đầu vào thấp, học sinh chậm tiếp thu, kiến thức nền tảng môn học bị hổng nên học lên bậc trung học cảm thấy khó khăn, chán nản. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng, đến trường chỉ vì chiều theo ý bố mẹ. Các em học sinh ở lớp này luôn cảm thấy mình kém cỏi, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân,… Một bộ phận học sinh không bao giờ thấy hạnh phúc khi đến trường vì bị thú vui lôi kéo như nghiện game, chơi đánh bài…
– Nguyên nhân chủ quan: Áp lực do khối lượng chương trình cho mỗi tiết học, thành tích từ nhà trường, phụ huynh, khiến thầy cô cảm thấy “rất khó để đổi mới”. Những lời khen ngợi, lời khích lệ học sinh của các thầy, cô thường rất hiếm hoi. Các thầy cô thường thiếu đi sự hài hước trong lớp học.
Giáo viên dạy khó gây được hứng thú cho người học; khiến học sinh thiếu tự tin, chán nản, sợ học…

Chương II: Một số giải pháp để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong công tác chủ nhiệm hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc
1. Phát huy vai trò của các chủ thể.
1.1. Tìm hiểu hoàn cảnh và nắm bắt tư tưởng, tâm lý học sinh.
Phải xác định được học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục, đồng thời cũng là chủ thể giáo dục.
– Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải nghiên cứu hồ sơ học sinh; phải tìm hiểu thông qua quan sát trực tiếp hoặc thông qua kênh thông tin bạn bè của các em. Bởi có những điều các em chỉ nói và chia sẻ được với những bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy qua bạn bè, giáo viên sẽ thu thập được nhiều thông tin quý giá, bổ ích, thầm kín, riêng tư về các em.
Đây là cách mà giáo viên làm thường xuyên nhất để hiểu và nắm học sinh của mình. Việc GVCN quan sát học sinh hàng ngày trong các hoạt động trên lớp, các buổi lao động, hoạt động vui chơi, trải nhiệm sẽ giúp GVCN nắm bắt, thu thập được những thông tin chân thật, đầy đủ về các em. Cách này rất hiệu quả đối với những GVCN dạy những môn có thời lượng nhiều tiết, giáo viên sẽ có điều kiện tiếp xúc và quan sát được các em nhiều hơn.
Ngoài ra GVCN cần liên lạc với cha mẹ học sinh. “Trăm nghe không bằng một thấy”, với những buổi thực tế đến thăm hỏi gia đình các em, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đầy đủ, đây có thể là một nội dung then chốt trong việc xây dựng lớp học thành một khối thống nhất vừa vui vẻ, gần gũi vừa có kỷ cương nề nếp chuẩn mực.
Trường hợp em Nguyễn Thị Phương Thảo(lớp 11D4) là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: mẹ đau ốm bệnh tật, khả năng lao động kém. Thảo là con đầu, đông em , các em còn nhỏ dại. Bố là trụ cột gia đình vừa đột ngột

qua đời do tai nạn lao động. Tôi và một số học sinh đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên gia đình em.
Đến thăm gia đình em Nguyễn Thị Phương Thảo.
Đó là những cách mà tôi thường làm để thu thập thông tin của học sinh, để nắm rõ hơn từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó sẽ giúp GVCN có kế hoạch chủ nhiệm, giáo dục phù hợp, linh hoạt đạt hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, sát với từng đối tượng học sinh.
1.2. Xây dựng quy tắc và hình thành văn hóa ứng xử trong lớp học.
Văn hóa ứng xử là một bộ phận của văn hóa học đường, cả giáo viên và học sinh đều phải ứng xử có văn hóa, biểu hiện trong nhận thức, thái độ và hành vi, trong các mối quan hệ, trước tiên là quan hệ trong trường phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, lối sống, tác phong của xã hội .
Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi bản thân để xây dựng lớp học hạnh phúc:
Để phát triển phẩm chất năng lực học sinh hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc, trước hết giáo viên cần có sự thay đổi cách ứng xử đối với học sinh .
Học sinh sẽ hạnh phúc, tự tin hơn, thể hiện tốt hơn trên lớp nếu các em cảm thấy được cô giáo, bạn bè ghi nhận, tôn trọng và quan tâm không chỉ quan tâm tới điểm số mà cả các vấn đề khác trong cuộc sống của các em.
Giáo viên có thể cởi mở chia sẻ giúp học sinh cảm thấy gần gũi hơn, để các em có thể kết nối và mạnh dạn nói chuyện với giáo viên những nỗi niềm sâu kín. Điều này là vô cùng cần thiết để cô trò hiểu nhau hơn

Học sinh dành tình cảm cho GVCN.

Những tình cảm học sinh dành cho GVCN
Trong học sinh thường có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có em ngay từ nhỏ đã thiếu tình yêu và sự quan tâm chăm sóc của gia đình như bố mẹ ly hôn rồi bỏ rơi, bố mẹ ở xa gửi con cho ông bà chăm sóc… Những học sinh thiếu sự quan tâm, che chở của gia đình thường dễ bị lợi dụng, xâm hại và có những biểu hiện bất thường.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình khá giả do bố mẹ mải làm ăn nên sao nhãng việc quan tâm, chăm sóc con cái. Khi con cái vi phạm được thầy cô thông báo thì bố mẹ chửi bới và đánh đập, thiếu sự giải thích và biện pháp phối hợp giáo dục. Khi giáo dục một học sinh cá biệt nào ta cần “tiếp cận” với học sinh đó bằng nhiều nguồn thông tin, vừa trực tiếp, vừa qua gia đình, GVBM, bạn bè cùng lớp… để nắm bắt những thông tin về học sinh đó, như bố mẹ làm gì, sinh sống bằng cách nào, ở đâu, gia đình có mấy anh em, có mấy nam, mấy nữ, thói quen của học sinh đó, nhu cầu của em là gì ? GVCN cần quan tâm, động viên, giáo dục nhẹ nhàng giúp các em tin tưởng và cảm thấy mình được tôn trọng, cố gắng không làm tổn hại đến thân thể và nhân phẩm học sinh. Giáo viên học cách lắng nghe học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thói hư tật xấu, từ đó mới có biện pháp phù hợp.
Trong nhiều học sinh vi phạm thì cần phân loại và tìm hiểu cụ thể từng học sinh khác nhau. Mỗi học sinh vi phạm cần có cách xử lý riêng, theo mỗi cách thức khác nhau để phù hợp tâm sinh lý cũng như cách thức phạm lỗi của các em. Bởi hoàn cảnh có tác động lớn đến hành vi và cách ứng xử của các em: Có gia đình với thói quen cho con tiền ăn sáng mỗi ngày, nhưng con không sử dụng vào việc ăn sáng mà chơi điện tử ; có gia đình buôn bán không kiểm soát được tài chính nên con tự ý lấy tiền của bố mẹ để tiêu xài ; có gia đình bố mẹ đi làm cả ngày, con tự do trong sinh hoạt và thiếu sự kiểm soát; có gia đình đông con nhưng đây là con trai duy nhất nên được chiều chuộng…
Nhiều học sinh học tập sa sút, chỉ vì do mắt bị cận thị, gia đình và giáo viên chủ nhiệm không biết, thiếu người tư vấn về sức khỏe dẫn đến khó khăn trong học tập, đâm ra chán nản, sa vào các trò chơi vô bổ hoặc lối sống tự kỉ.
Mặt bằng chung của học sinh trong những lớp này là khả năng tiếp thu kiến thức chậm nên luôn có tâm lý lo lắng, mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi, không dám phát biểu ý kiến vì sợ sai, đôi khi còn có học sinh hỏi “Làm sai có bị làm sao không cô ?”… nắm bắt được tâm lý đó tôi luôn động viên và khích lệ các em bằng câu trả lời: “Không sao, em cứ mạnh dạn trả lời, nếu tất cả các em đã biết thì cần gì phải đi học nữa. Cô cảm ơn”. Cảm ơn ở đây là cảm ơn các em đã dũng cảm, tự tin để nói ra suy nghĩ của mình. Tôi không đặt quá nặng vào việc truyền thụ kiến thức trong mỗi tiết học. Mục tiêu đặt ra cho học sinh những lớp này là nắm được kiến thức cơ bản, sau đó mới giảng dạy nâng cao nếu cần, vì thế thời gian tôi và học sinh tương tác khá nhiều, học sinh tiếp thu bài dễ dàng, thoải mái.
GV nhận xét, góp ý cũng phải tế nhị, khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột sự tích cực, chủ động ở các em. Ngược lại nhận được sự khích lệ, động viên và khen ngợi đúng lúc của thầy cô giáo sẽ là nguồn động lực lớn để các em thay đổi theo hướng tích cực. Hãy để HS cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho mình. Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của Thầy cô trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. GV sẽ không thuyết phục được HS nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi GV phải là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách và trí tuệ để HS noi theo.
Tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động, tôi áp dụng hình thức “sân khấu hoá” sau bài học: Ví dụ như bài “Ôn tập ngữ văn lớp 10” áp dụng các hình thức: Kể chuyện, vẽ tranh, đóng kịch…

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)