SKKN Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm trường thpt
- Mã tài liệu: MT0084 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 517 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc
2.2. Tạo Group đọc sách, họp groop trao đổi để biết tâm tư.
2.3. Trao đổi phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả
2.4. Hình thành thói quen đọc sách cho HS
2.5. Phát động phong trào đọc sách nhân “Ngày hội Văn hóa đọc”
2.6. Xây dựng mô hình văn hóa đọc cho HS lớp chủ nhiệm
2.7. Tổ chức hoạt động đọc sách ý nghĩa với hình thức phong phú
2.8. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức là nền tảng cơ bản của việc phát triển con người và cả sự nghiệp, làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia, sự phồn vinh của xã hội. Mà sách là chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức bất tận của nhân loại. Chính vì vậy mà ngay sau khi đất nước giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi diệt giặc dốt, nâng cao dân trí.
Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội.
Vấn đề này không còn là “chuyện của độc giả” ở Mỹ và các nước phương Tây mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức.
Đọc sách để thu nạp kiến thức, vận dụng vào cuộc sống đồng thời đọc sách cũng là cách để được nuôi dưỡng tâm hồn. Học không chỉ có ở các trường học mà mỗi người có thể học bằng cách bổ sung kiến thức qua sách, báo, học qua bạn bè, đồng nghiệp để đáp ứng công việc và không bị tụt hậu. Tuy nhiên việc học là một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Một trong những mục tiêu của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nói chung giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. Để đạt được điều đó, ngoài kiến thức nền tảng trên lớp, trong sách giáo khoa là chưa đủ, các em cần phải tự học thông qua đọc sách để rồi mang kiến thức đó áp dụng vào thực tế thì khi đó các em mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay.
Thực tế cho thấy kỹ năng cứng (IQ) tạo tiền đề và kỹ năng mềm (EQ) tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo. Vì vậy các em học sinh hãy dùng cái quyền được tiếp thu kiến thức và quyền được tự làm cho mình văn minh hơn, nhiều kĩ năng hơn ngay từ bây giờ và ngay từ sách. Mà kiến thức và kĩ năng không thể ngày một, ngày hai hay một vài tháng là trang bị đủ, do đó cần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách để các em tự trang bị cho mình phần kĩ năng cần thiết. Thomas Carlyle- đã nói “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Phát triển văn hóa đọc cũng chính hưởng ứng tinh thần của ngày 23/4 hằng năm là ngày “Sách và bản quyền thế giới” và ngày 21/4 hằng năm là “Ngày sách Việt Nam”, và để góp phần chia sẻ khó khăn, thách thức của xã hội. Và theo Barack Obama đã nói “Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn.”
Trong những năm gần đây, ở trường THPT Lê Lợi – nơi chúng tôi đang công tác, phong trào đọc, thói quen đến với thư viện của học sinh đã được hình thành và phát triển dưới sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu, nhân viên thư viện và tập thể giáo viên nhà trường. Nhưng thực trạng không thể phủ nhận là việc đọc của học sinh vẫn chưa diễn ra rộng, chưa thu hút phần lớn học sinh nhà trường tham gia, và việc định hướng cho việc đọc chưa thật sự mang lại hiệu quả cao nhất.
Chính vì vậy, việc phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh là vấn đề cần thiết, cấp bách trong công tác giáo dục ở trường phổ thông. Trong nhà trường, nội dụng hoạt động đoàn, các tiết học bộ môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các buổi sinh hoạt dưới cờ…đã có sự lồng ghép rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự đọc song chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế nên việc phát triển phong trào đọc chưa thực sự hiệu quả. Chúng tôi thiết nghĩ rằng giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm lí, tâm tư, tình cảm của các em. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, các định hướng có liên quan đến việc đọc, cách tiếp cận và sử dụng sách báo,…, tăng cường hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa việc đọc với đời sống và học tập, góp phần hình thành ở học sinh thái độ, ý thức và hành động đúng đắn về văn hóa đọc. Vì vậy phát triển phong tào văn hóa đọc cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất, nó còn là nền tảng để bồi dưỡng tâm hồn, phát triển đạo đức xã hội, phẩm chất năng lực trong hoạt động học tập ở nhà trường và trong hành trình học tập suốt đời của các em cũng như trong cuộc sống.
Trước thực tế như vậy, là những giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi thấy bản thân phải tìm cách để hình thành và phát triển phong trào đọc không những ở lớp, ở trường mà còn ở nhà, mọi lúc, mọi nơi. Mục tiêu muốn hạn chế những đam mê tầm thường, những mặt trái của thời đại công nghệ cũng như nâng cao ý thức, hình thành thói quen đọc mà xuất phát điểm là từ học sinh lớp chủ nhiệm.
Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua những năm làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài “Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT. Đề xuất các định hướng phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh ở trường THPT.
Về không gian: Trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Về thời gian: năm học 2021 – 2022; 2022 – 2023.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT Lê Lợi, đề tài nhằm mục đích đề xuất được một số biện pháp phát triển phong trào đọc cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm. Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của sách, tài liệu và việc đọc sách; sự khác nhau giữa đọc sách và xem phim, lướt facebook, chơi game…; tạo động lực đọc sách cho học sinh, lan tỏa tới gia đình, cộng đồng; học sinh biết cách đọc sách như thế nào cho hiệu quả. Từ đó xây dựng phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh ở trường THPT Lê Lợi nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phong trào văn hóa đọc.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT Lê Lợi trong đó có học sinh lớp chủ nhiệm.
- Đề xuất được một số biện pháp xây dựng và phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh ở trường THPT Lê Lợi nói chung.
- Thực nghiệm việc vận dụng giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi, các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ
- Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
- Rút ra kinh nghiệm phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
6. Tính mới của đề tài
Trong những năm gần đây đã có một số đề tài đề cập đến vấn đề văn hóa đọc trong nhà trường như đổi mới quản lí thư viện, nâng cao trình độ nhân viên thư viện…nhưng cũng chỉ dừng lại ở phần lí thuyết mà chưa có đề tài nào đi sâu vào rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe cho học sinh. Đóng góp mới của đề tài là từ các giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc, xây dựng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả, hình thành thói quen đọc sách cho HS trên cơ sở đổi mới tổ chức quản lí, hoạt động thư viện. Đây là cơ sở giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng để phát huy các năng lực của bản thân, giúp các em tự tin khả năng thâu tóm, nắm bắt và hiểu được giá trị nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của sách, xử lí thông tin và trau dồi tình yêu sách, niềm đam mê đọc sách của học sinh. Từ hoạt động học thiết thực này, học sinh lan tỏa văn hóa đọc trong đời sống bởi đọc sách là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với con người ở mọi thời đại.
Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông bao gồm các môn học khác nhau thuộc các ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Do đó đề tài này có thể áp dụng linh hoạt, rộng rãi, hiệu quả trong việc tổ chức nâng cao văn hóa đọc và giới thiệu về quyển sách thuộc các phân môn mà các em học tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]