SKKN Phương pháp dạy phát triển khả năng Âm nhạc lớp 5

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: Tiểu học
Môn: Âm nhạc
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 501
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
14
Lượt tải:

2

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp dạy phát triển khả năng Âm nhạc lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau: 

Giải pháp 1: Các phương pháp giúp dạy tốt Phát triển khả năng âm nhạc
a. Kể chuyện
b. Sử dụng tranh ảnh ( kết hợp được cả phần kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ, tác giả bài hát)
c. Nghe nhạc ( Hoạt động nghe nhạc)
d. Hỏi đáp
e.Chơi trò chơi
Giải pháp 2: Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy
Giải pháp 3: Sinh khí tiết học
Giải pháp 4: Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm động viên khích lệ các em tham gia các chương trình văn nghệ của lớp
Giải pháp 5: Khuyến khích các em về tìm hiểu và nghe, xem nhiều các hoạt động âm nhạc

Mô tả sản phẩm

 

A-MỞ ĐẦU

I_ Lí do chọn đề tài

Âm nhạc có một vị trí to lớn trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ em. Ngoài ra các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang cho các em tính lạc quan, tích cực, hoạt bát, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc ( giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, hòa âm…) học sinh được bồi dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, tư duy, sáng tạo, sự tưởng tượng…

Hình thành và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định góp phần vào việc giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Mặt khác âm nhạc còn hỗ trợ các môn học khác được tốt hơn và qua các hoạt động âm nhạc đã tạo cho học sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển bước đầu tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp. Đặc biệt là bước đầu định hướng về thị hiếu âm nhạc cũng như những kiến thức mang tính thường thức. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp dạy phát triển khả năng âm nhạc  lớp 5”.

II_Mục đích nghiên cứu

Mục đích là để có được giờ dạy Âm nhạc đạt hiệu quả như mong muốn,  và điều mà tôi trăn trở nhất là muốn đem nền âm nhạc dân gian đến gần với các em hơn. Qua đó chúng ta đã góp phần gìn giữ và phát huy nền âm nhạc truyền thống của nước nhà và dần đem đến cho các em sự cảm nhận, hình thành thị hiếu, phát huy bản sắc văn hóa việt.

III- Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 5B- Trường tiểu học Hà Long 1.

IV- Phương pháp nghiên cứu

Vậy việc đầu tiên chúng ta phải định hướng ngay cho các em từ trên ghế nhà trường và trước hết tôi đã lựa chọn phương pháp phù hợp với phân môn và phải tính đến khả năng của bản thân, điều kiện của trường sau đó là phải làm như thế nào để phối hợp một cách hợp lí các phương pháp và các thiết bị dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy. Sau đây tôi  xin đưa ra một số phương pháp để đồng nghiệp tham khảo.

  1. Phương pháp kể chuyện( trong phân môn kể chuyện)
  2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh ( kết hợp được cả phần kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ, tác giả)
  3. Phương pháp nghe nhạc ( Hoạt động nghe nhạc)
  4. Phương pháp hỏi đáp
  5. Phương pháp chơi trò chơi

B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN

I_Cơ sở lí luận

Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thuờng gắn với họat động cụ thể như: cầm, nắm, sờ, mó,… “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn cho nên cá nhân tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình, đưa ra mục tiêu xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học là bởi vì trí nhớ của học sinh tiểu học là trí nhớ trực quan hình tượng. Sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học dễ dàng với các em từ 5 giác quan: Tri giác (nhìn); Xúc giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh và âm thanh  trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất,  lâu nhất và ấn tượng nhất.

II-Thực trạng của vấn đề

Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc giảng dạy phân môn phát triển khả năng âm nhạc tại đơn vị.

1-Thực trạng

a-Thuận lợi

* Nhà trường

– Với phương châm đi trước, dẫn đầu trong phương hướng nhiệm vụ giáo dục, trường Tiểu học Hà Long 1 đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí để đánh giá mỗi giáo viên.

– Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường,… hỗ trợ cơ sở vật chât cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại của BGH nhà trường trong những năm học vừa qua .

– Có đàn piano kĩ thuật số

* Cá nhân

– Học xong trên chuẩn, được học môn học soạn nhạc trên phần mềm enco ứng dụng  vào thiết kế bài dạy 

– Có máy tính xách tay, kết nối mạng internet

– Khá thành thạo khi sử dụng phần mềm soạn nhạc

– Liên tục cập nhập những bài  dân ca, nhạc beat, nhạc không lời vào máy tính để mở cho học sinh nghe

– Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.

* Học sinh: 

– Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc. Phần lớn các em đều chăm ngoan, lễ phép.

– Những em có năng khiếu thực sự được gia đình quan tâm đặc biệt, tạo mọi điều kiện để con mình được tham gia hoạt động, học tập.

b- Khó khăn:

– Phòng học âm nhạc quá nhỏ dẫn đến không có không gian cho học sinh tham gia hoạt động trong môn học.

– Học sinh quá đông, lối ra vào chật hẹp nên ảnh hưởng nhiểu đến chất lượng học tập.

– Toàn trường chỉ có một máy chiếu cho nên chỉ đủ đáp ứng việc giảng dạy môn tin học.

– Phần lớn gia đình các em đều là thuần nông dẫn đến điều kiện phát triển âm nhạc của các em không có.

– Âm vực của các em đang trong giai đoạn phát triển cho nên vẫn đang còn là một ẩn số ( trừ những em có năng khiếu thực sự).

2- Kết quả thực trạng

Kết quả khảo sát đầu năm:

TT SS Tên lớp Nghe, nhìn thường xuyên Không thường xuyên Không nghe, nhìn hoặc rất ít
SL TL% SL TL% SL TL%
1 27 5B 0 0 4 14,81% 23 85,2%

III- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng  dạy bộ môn âm nhạc tôi đưa ra các giải pháp cụ thể sau:

Giải pháp 1: Các phương pháp giúp dạy tốt  Phát triển khả năng âm nhạc.

  • Kể  chuyện

Trong các giờ học Âm nhạc, cơ bản  những thông tin đã có trong sách tập bài hát  rất ít bản thân tôi đã phải sưu tầm  những câu chuyện về  tác giả, tác phẩm, các loại nhạc cụ . Chính vì thế đã thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ âm nhạc cho các em. Hơn nữa bản thân tôi  còn kết hợp dùng nhạc nền, tranh ảnh nhạc sĩ để kể chuyện về nhạc sĩ  thì học sinh rất chú ý lắng nghe và qua câu chuyện  các em rút ra được những bài học đáng quý trong cuộc sống. Ví dụ: Khi kể các câu chuyện như:  Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na, Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, Khúc nhạc dưới trăng, Người bạn thân thiết của chúng ta. Trong câu chuyện “ Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na” mặc dù đây chỉ là bài đọc thêm những tôi không thể bỏ qua mặc cho học sinh tự đọc, tự tìm hiểu mà bản thân tôi đã sưu tầm thêm về câu chuyện “ Nữ thần A-tê-na” và đọc cho học sinh nghe. Hay câu chuyện “ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu”.  Khi kể về câu chuyện này tôi đã mở cho học sinh nghe về bản nhạc bất hủ của ông “ Dạ cổ hoài lang”.  Bản thân cũng phải lên mạng để tìm hiểu thêm thông tin về bản nhạc này để truyền tải nội dung tác phẩm đến các em. Ví dụ: tác phẩm hay ở chỗ nào, vui hay buồn, nói lên điều gì. Khi nói đến cái buồn trong bản nhạc này bản thân đã phải phân tích cho các em hiểu: Buồn nhưng không bi lụy, nét nhạc ở đây lạc quan trỗi lên ở cuối bài khiến bài ca thấm đượm nỗi lòng của điệu buồn ai oán phương Nam, nhưng lại gợi mở một niềm tin về phận nước. Ở đấy, người nghe cảm nhận được tiếng lòng, thấy được mơ ước, khát khao của chính mình. Trải qua bao thế hệ, bao tầng lớp khắp vùng Nam Bộ, kẻ sĩ lẫn dân quê từng gõ nhịp hát “Dạ cổ hoài lang” để lắng nghe tiếng lòng thầm thì, buồn, vui và hy vọng…Mỗi câu chuyện sẽ mang đến cho học sinh những bài học khác nhau, sự trải nghiệm khác nhau, tâm trạng khác nhau và qua câu chuyện sẽ giáo dục cho các em ngoài tài năng ra chúng ta còn cần đến tính ham học, biết vươn lên trong cuộc sống, tin tưởng vảo ngày mai….

  1. Sử dụng tranh ảnh ( kết hợp được cả phần kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ, tác giả bài hát)

Trong sách giáo khoa, tập bài hát mỗi bài kể chuyện  âm nhạc, hoạt động nghe nhạc, giới thiệu nhạc cụ đều có  ảnh minh họa nhưng còn chưa đẹp, chưa thực sự thu hút . Bản thân đã phải lên mạng tìm hiểu và in màu sẽ giúp học sinh quan sát rõ hơn, hấp dẫn hơn. Điều này sẽ góp phần làm cho giờ học sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tôi đã sưu tầm các tranh ảnh từ các tư liệu khác để giới thiệu cho học sinh. Những hình ảnh trực quan, cụ thể, rõ ràng sẽ rất cuốn hút các em trong giờ học, điều này thực sự cần thiết. Các em rất ấn tượng khi được trực quan hình ảnh to, rõ ràng mà tôi đã đưa ra cho các em xem.

  1. Nghe nhạc ( Hoạt động nghe nhạc)

Trong bài học thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu, chỉ cần 2-3 phút thôi tôi cũng có thể truyền tải đến học sinh thị hiếu và thẩm mĩ âm nhạc được rồi ( chưa nói đến phần hoạt động nghe nhạc trong từng bài dạy cụ thể) Tùy từng tiết học và tùy vào điều kiện trang thiết bị môn học ở trường mà cho học sinh nghe nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau.

 Như cho học sinh hát hay giáo viên hát: Trong chương trình có rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng dành cho thiếu nhi như:  Lưu Hữu Phước, Huy Trân, Phan Huỳnh Điểu, Hàn Ngọc Bích, Thanh Sơn, Lê Minh Châu, … các bài hát nước ngoài, dân ca Việt Nam , ngoài ra tôi  khuyến khích học sinh  hát các ca khúc ngoài chương trình mà các biết, thuộc, hay bài học trong chương trình, điều này  làm cho các em thực sự hứng thú. 

Thực tế trong giờ học, một số học sinh rất thích hát, mặt khác các bạn trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình hát thậm chí còn bị lôi cuốn và xung phong lên hát, như vậy hình thức nghe nhạc này cũng lôi cuốn được sự chú ý của học sinh trong học tập và có hiệu quả cao. Chúng ta có thể cho học sinh hát đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tùy theo tính chất của từng bài mà lựa chọn cách thể hiện. Trên thực tế đa số học sinh thường rất thích được nghe tôi hát mặc dù bản thân hát không hay bằng băng đĩa nhưng các em rất thích và rất tập trung lắng nghe, như vậy sẽ làm cho tiết học sinh động, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào sức khỏe của tôi, nếu tôi thấy sức khỏe không được tốt thì có thể sử dụng hình thức nghe nhạc khác như: Sử dụng đàn Piano kĩ thuật số. Với những bài giới thiệu nhạc cụ để cho học sinh nghe và phân biệt âm sắc của các nhạc cụ, tôi đã sử dụng tiếng đàn được cài sẵn trong đàn  để giới thiệu cho các em.

Việc cho học sinh nghe nhạc qua các bài mà tôi tải về rất quan trọng bởi chất lượng âm thanh, phối khí của các tác phẩm khá tốt tạo điều kiện kích thích phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Trước khi dạy tôi đã sưu tầm, tập hợp các bài hát rồi lưu vào máy tính để giới thiệu cho học sinh thuận lợi hơn. Điều đặc biệt, tôi rất hay cho học sinh nghe các thể loại âm nhạc dân gian như: Xẩm, hát văn, dân ca các vùng miền để các em tự cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cuộc sống, lao động sản xuất… của từng vùng miền.

  1. Hỏi đáp

Ở phần giới thiệu nhạc cụ nước ngoài khi tôi giới thiệu kèn Saxophone, Trompette, Flute, Clarinette. Sau mỗi phần giới thiệu từng loại nhạc cụ, tôi thường cho học sinh nghe âm thanh của nhạc cụ đó để các em cảm nhận âm của từng loại nhạc cụ. Ví dụ như cho học sinh nghe bản nhạc dành cho Saxophone mà Trần Mạnh Tuấn thể hiện… Từ những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa , tôi thường đặt những câu hỏi mang tính gây nên sự tò mò như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của các em ví dụ như: Các loại nhạc cụ này thường được sử dụng ở đâu? Ồ quả là các em không hề biết tí nào đúng không?. Các em đã nhìn thấy loại nhạc cụ này ở đâu nào?. …Tất  nhiên là học sinh có em biết, có em không. Điều này đã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)