SKKN Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT
- Mã tài liệu: MP0138 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật cho học sinh nắm.
+ Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem phim, tranh ảnh nếu có).
+ Gọi 1-2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm tập, các cán sự điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa sai.
Mô tả sản phẩm
- LỜI NÓI ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên muốn khoẻ để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “Dân cường nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ. “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Hồ Chủ Tịch đã gắn vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Từ đó Hồ Chủ Tịch đã xác định “Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” Bác kêu gọi “Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” Và “Tự tôi ngày nào cũng tập”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà cũng đóng góp một vai trò quan trọng.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Cơ sở lí luận:
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để giúp cho con người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy đa phần học sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ là môn phụ, còn e ngại và lười biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo dục thể chất vẫn chưa cao.
- Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ…) thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh, bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường, và thành phố Vinh là nơi có nhiều sân bãi cũng như nhân lực về bóng chuyền.
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt trí – thể – mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học vui vẻ bổ ích cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường.
Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10;12 là học sinh ở đầu cấp và cuối cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn. Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh.
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, và các Ban ngành đoàn thể.
- Phần lớn Học sinh yêu thích, và chịu khó tập luyện.
- Ở trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn Bóng chuyền từ đó lôi cuốn học sinh chơi và tập luyện.
- Trường có 2 sân, lưới bóng chuyền và có đủ số lượng bóng đảm bảo cho học sinh tập luyện.
1.2. Khó khăn:
- Các tiết học, các nội dung thường bị ngắt quãng bởi điều kiện thời tiết.
- Nhiều lớp học thể dục cùng buổi nên sân tập rất hạn chế, và khó tập.
- Mặt khác việc dạy các tiết học do thời gian hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tập, rồi học sinh tự tập là chính, không có điều kiện sữa sai nhiều, thời gian để các em thi đấu, vui chơi cũng hạn chế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]