SKKN Phương pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11 qua khắc họa nhân vật lịch sử
- Mã tài liệu: MP0881 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 828 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tĩnh Gia 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tĩnh Gia 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 11 qua khắc họa nhân vật lịch sử“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử
a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm mục đích giúp học sinh biết kỹ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó.
b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung
c) Chọn một vài nét về hình dáng của con người
2.3.2. Chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay sự nghiệp của nhân vật để khắc sâu kiến thức cho học sinh
2.3.3. Khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
- MỞ ĐẦU 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 4
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19
- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20
3.1. Kết luận 20
3.2. Kiến nghị 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN 23
PHỤ LỤC …………………………………………………………………… 24
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
– GV: Giáo viên
– HS: Học sinh
– PPDH: Phương pháp dạy học
– THPT: trung học phổ thông
– [ ; ] : Trang; Tài liệu tham khảo
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay hệ thống giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục” [6;1]. Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường THPT, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
Ở bài viết này tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc dạy và học. Đó là “Phương pháp gây hứng thú học tập môn lịch sử lớp11, qua khắc hoạ biểu tượng nhân vật Lịch sử ” để nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử hiện nay đặc biệt trong hệ thống các trường THPT hiện nay.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khắc sâu nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử. Từ đó xác định những câu chuyện, giai thoại lịch sử phù hợp và phương pháp sử dụng các nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông để có hiệu quả dạy học tốt nhất.
Cụ thể là:
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề về nội dung bài học.
– Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
– Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
– Năng lực sáng tạo.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tự quản bản thân.
– Năng lực giao tiếp, tự tin.
– Năng lực hợp tác,…
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 11 ở trường THPT.
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chưa thể giải quyết hết được những vấn đề về việc dạy học tích hợp một số nhân vật theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để, bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn lịch sử theo định hướng năng lực. Cụ thể như:
– Các phương pháp đặc thù của bộ môn lịch sử:
+ PPDH nhóm.
+ PPDH qua trải nghiệm và khám phá
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp động não
+ Phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống
+ Phương pháp trò chơi
+ PPDH theo dự án
Qua đó, tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy – học có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người học cho những phần còn lại của bộ môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận và vấn đề sử dụng các nhân vật, giai thoại trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
– Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội dung nhân vật lịch sử ứng vào việc dạy học.
– Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc lồng ghép kể chuyện nhân vật trong dạy học lịch sử.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]