SKKN Phương pháp giải một số bài tập về mạch điện tương đương trong môn Vật Lý lớp 9
- Mã tài liệu: BM9284 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 967 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp giải một số bài tập về mạch điện tương đương trong môn Vật Lý lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
-Biện pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm kiếm lọc ra những nội dung kiến thức có ích cho đề tài của mình và bố trí phù hợp tạo thành một tài liệu ôn tập riêng của bản thân.
– Biện pháp thực nghiệm:
Áp dụng đề tài vào trong quá tình ôn luyện học sinh để xem xét đã phù hợp chưa, có hướng bổ sung và điều chỉnh hợp lý hơn.
– Biện pháp nghiên cứu sản phẩm:
Phân tích bài làm kiểm tra của học sinh để tìm ra điểm yếu của từng em trong quá trình ôn luyện, tìm ra biện pháp khắc phục.
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài
Kiến thức điện học là một nội dung rất quan trọng trong chương trình Vật Lý THCS. Đó là lý do các bài tập về điện luôn được ưu tiên chiếm phần lớn trong các đề thi tuyển học sinh giỏi các năm. Trong đó, việc xác định đúng sơ đồ tương đương trong một số bài tập phần điện học là một khâu vô cùng quan trọng.
Thực tế học sinh thường khó khăn trong việc vẽ sơ đồ tương đương nên dẫn đến việc biểu diễn sơ đồ mạch điện sai. Hệ quả là giải sai kết quả của bài tập.
Do đó, phương pháp giải một số bài tập về mạch điện tương đương là đề tài rất cần thiết và thiết thực để học sinh biểu diễn cách mắc các điện trở một cách dễ dàng và chính xác.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
– Rèn luyện kĩ năng chuyển mạch phức tạp thành mạch đơn giản.
– Nhận biết và phân loại một số dạng bài tập.
– Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
– Hoàn thiện kiến thức cho bản thân.
- Đối tượng nghiên cứu
– Phương pháp giải một số bài tập về mạch tương đương.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Học sinh giỏi môn Vật Lý lớp 9 trường THCS Dur Kmăn.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp điều tra thực tế.
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Bài tập vật lý là phương tiện dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy phân tích – tổng hợp, phát triển tính độc lập suy nghĩ, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn.
Đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Vì thế các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi nhằm tìm ra và phát triển hiền tài của đất nước càng được xem trọng. Thực tế cho thấy giải bài tập định lượng phần điện lớp 9 làm học sinh thấy e ngại mặc dù các bài tập ở sách giáo khoa cũng mới chỉ ở mức đơn giản là vận dụng định luật Ôm, định luật Jun- Lenxơ… mà thôi. Trong khí đó nội dung thi học sinh giỏi các cấp lại đòi hỏi kiến thức nâng cao ở những kĩ năng khó như tính toán, suy luận, vận dụng… mà học sinh chưa được biết trên lớp. Qua 2 năm được bố trí bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã ghi lại, tổng hợp lại một số phương pháp chuyển mạch điện tương đương và mạnh dạn đưa ra.
2.Thực trạng
2.1. Thuận lợi – khó khăn
Thuận lợi:
Trường được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, Ban giám hiệu trường THCS Dur Kmăn.
Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi với các công cụ tìm kiếm đắc lực giúp các em học sinh có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng kiến thức.
Tài liệu tham khảo của bộ môn nhiều, đa dạng và chất lượng hơn.
Đội ngũ giáo viên bộ môn tâm huyết với nghề.
Khó khăn:
Trường THCS Dur Kmăn nằm trên xã Dur Kmăn là địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện nhà. Dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế rất khó khăn nên phụ huynh quanh năm làm lụng trang trải cuộc sống mà chưa quan tâm đến con em mình. Các em một buổi tham gia học ở trường, thời gian còn lại phụ giúp gia đình nên dành ít thời gian cho học tập.
Học sinh vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào giáo viên quá trình làm bài tập, chưa tự định hướng được phương pháp giải một bài toán vật lý.
Giáo viên ít có cơ hội giảng các kiến thức bài tập về chuyển mạch điện tương đương trong các tiết học chính khoá nên học sinh gặp nhiều khó khăn khi gặp các bài tập khó.
2.2 Thành công – Hạn chế
Thành công:
Học sinh học tập hứng thú, tích cực và đã tự tin hơn trong làm bài vì học sinh đã nắm chắc các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập nên cứ tự tin phân tích và làm bài theo các phương pháp đã học.
Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp chuyển mạch để giải một bài tập vật lý nêu trên, tôi thấy học sinh đã có khả năng tư duy tốt hơn, linh hoạt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt hơn và quan trọng là đã có học sinh giỏi cấp huyện.
Hạn chế:
Học sinh chưa thật sự yêu thích học môn Vật lý nên khi gặp khó khăn các em không vượt qua được.
2.3 Mặt mạnh – mặt yếu
Mặt mạnh:
Hệ thống kiến thức cơ bản có liên quan đến bài tập để học sinh dễ dàng vận dụng khi giải bài tập.
Mặt yếu:
Giáo viên còn trẻ, tuy nhiệt tình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên hiệu quả chưa thực sự cao.
2.4 Các nguyên nhân và các yếu tố tác động
– Đề tài này chỉ đề cập đến phương pháp vẽ mạch tương đương với những kiến thức và bài tập cơ bản, phân dạng một số bài tập và cách giải. Tuy đề tài này ngắn gọn, đơn giản nhưng nếu áp dụng được trong tình hình thực tế, nó sẽ giúp cho học sinh rất nhiều kiến thức bổ ích khi các em làm bài tập điện, nâng cao chất lượng học tập.
Sự liên hệ giữa nhà trường và gia đình chưa thật tốt. Một số gia đình chưa quan tâm lắm đến việc học tập của các em, họ nhận thức về học tập của con cái mình chưa cao.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trong quá trình ôn học sinh giỏi bộ môn Vật lý ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương pháp giải các bài tập điện học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bài tập phần điện học thường gây khó khăn cho học sinh. Trog quá trình ôn luyện tôi nhận thấy các em thường mắc các lỗi sau:
– Chưa vẽ hình hoặc vẽ hình thiếu chính xác do đó không thể giải được bài toán.
– Khi giải bài toán học sinh loay hoay mò mẫm, chưa định hướng được cách giải.
– Kiến thức toán học không vững dẫn đến vận dụng sai trong quá trình giải bài tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]